WOWWEEKEND
by Thu Nguyên
photo by Unsplash, Ngô Cảnh Phúc, Đà Lạt Review Tất Tần Tật, TĐK
photo by Unsplash, Ngô Cảnh Phúc, Đà Lạt Review Tất Tần Tật, TĐK
Lớn lên từ một miền quê nghèo, trong ký ức tuổi thơ tôi là những dịp cuối năm theo ba má đi sắm tết ở chợ nổi. Ba tôi hay bảo: "Ở miền Tây mà chưa một lần lênh đênh trên những chiếc ghe bẹo đi sắm sửa này nọ là dở lắm nhe con…".
Với những kẻ lang thang tìm hiểu nếp sống người Sài Thành và khám phá những kiến trúc cổ độc đáo như mình, thì vùng Chợ Lớn là cả một kho tàng. Mà nổi bất trên trong đó là nét đặc sắc của những ngôi chùa, gọi cho đúng hơn là Hội quán, miếu người Hoa. Chẳng rõ là mê mẩn những hoa văn sặc sỡ đã nhuốm màu trầm kha, hay động lòng trước bầu không khí tâm linh sâu sắc bao thế hệ người Hoa lưu lại chốn này.
Thưởng thức Sài Gòn không từ một chuyến đi nào cả mà tôi dần dà hiểu qua mỗi lần trở đi trở lại. Ngỡ Sài Gòn hoa lệ giàu có, nơi dễ tìm kiếm những nhãn hàng thượng hạng, rồi lại có lúc thấy Sài Gòn ồn ã, lúc nào cũng một hợp âm ầm bởi hàng tỷ tỷ thứ thanh âm của nhịp sống gấp năm bảy lần Hà Nội… và len lỏi giữa Sài Gòn… thấy những ngày tháng cũ. Chắc là Sài Gòn mà tôi kiếm tìm đây rồi… bỗng thấy yêu thêm nhiều.
Từ lâu, những câu chuyện xưa luôn là đề tài hấp dẫn, gợi nên ký ức về một thời vàng son đầy biến động và thi vị. Cũng vì lẽ đó, các ngôi nhà cổ đã trở thành điểm dừng chân cho những ai mang trong mình tình yêu với lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc.
Những ngày nắng to bổ đầu, ta thèm thuồng một trận mưa lớn cuốn trôi tất thảy mọi bực mình, nóng nảy. Những hôm mưa dài dai dẳng, ta lại nhớ từng chiếc nắng lấp lánh, giòn tan để hong khô cái âm ẩm trên người và cả trong lòng mình.
Có lẽ điều tuyệt vời nhất của thiền tập với sự bình an tâm hồn là nó luôn luôn khả thi, dù người ta ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ trong hoàn cảnh nào, thì vẫn luôn có quyền lựa chọn quay về với bình an nội tại.
Đà Lạt đối với tôi, và với rất nhiều người, đã trở thành một điểm du lịch quá quen thuộc. Số lần đến Đà Lạt của tôi đã không còn đếm xuể. Nhưng để kể về một chuyến đi mang lại sự bình yên trong tâm hồn đúng nghĩa, thì chắc có lẽ chỉ có hồ Tuyền Lâm mới có thể làm được.
Dành tặng Đà Nẵng, phòng 409 T2 và các chú bộ đội thuộc Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô (Sơn Tây, Hà Nội).
Tôi ở Hà Nội, tôi rất yêu Đà Nẵng. Phải khẳng định ngay như thế, để các bạn thấy chẳng có lý do gì mà tôi (và rất rất nhiều người khác) lại không chọn Đà Nẵng làm điểm đến đầu tiên ngay khi du lịch nội địa được kích cầu sau dịch Covid19, nửa đầu năm 2020. Thế nhưng, chẳng cần theo dõi thời sự, bạn cũng biết một ngày đẹp trời vô cùng, trời xanh, mây trắng, nắng vàng, biển rì rào sóng vỗ, Đà Nẵng bỗng chốc biến thành tâm dịch - cuộc chiến với Covid19 hóa ra vẫn chưa kết thúc, còn tôi, bỗng trở thành một trong số hàng ngàn du khách mắc kẹt ở đây.
So với Sài Gòn còn đương tuổi trẻ, Hà Nội như một người già chiêm nghiệm cuộc đời. Hà Nội có những góc để người ta bỏ lại sau vai những vội vã, đến góc phố lặng ngắm dòng người qua lại, nói vài ba câu cho cuộc đời thêm thi vị, nơi những người xa lạ cũng thành người nhà. Có một nơi như thế ở Hà Nội, người ta gọi là quán trà đá vỉa hè.
Đạ Tông hẻo lánh, hoang vu tới độ bạn tưởng chừng như họ không sống cùng thời đại với mình vậy. Chính vì thế, chúng tôi lại càng hào hứng, đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác và những câu chuyện tại đây thật tình khó có thể quên được.
Những món ăn dân dã mà cầu kỳ trong chế biến đã ra đời và để lại nhiều niềm thương nỗi nhớ cho du khách gần xa. Sau đây là 6 món dân gian của miền đất sông Hương, núi Ngự hữu tình sẽ đánh thức vị giác của bạn.
Nếu ghé thăm thủ đô vào những ngày trời thu, bạn sẽ có dịp thưởng thức được một loài hoa đặc biệt mang lại hương thơm nồng nàn khắp phố phường – hoa sữa.
Tôi ở trong khu phố với nhiều nhà trọ sinh viên. Mùa mưa Sài Gòn, cứ mỗi khi trời ngớt cơn là từ đầu hẻm đã văng vẳng tiếng gõ mõ côm cốp, báo hiệu cho những cư dân đang trốn trong nhà rằng xe hủ tiếu đã đến rồi đây…