share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Hành Lý Hư Vô – Những thân phận bị mắc kẹt giữa vòng xoáy cuộc đời


ADVERTISEMENT

Một cuốn sách có cái tên lạ lẫm mang nhiều suy tư, kích thích sự tò mò của độc giả, sự trở lại hoàn hảo đến từ tác giả “Best Seller” Nguyễn Ngọc Tư, cái tên bảo chứng cho sự thành công của mỗi cuốn sách.

Bìa sách Hành Lý Hư Vô của Nguyễn Ngọc Tư rất đẹp

“Hành lý hư vô.
Đó là thứ duy nhất có thể mang theo.
Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng.
Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay.
Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người.
Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông và nhẹ không.”

Tôi quyết định đặt ngay chỉ chưa đầy 5 phút sau khi nhận được email quảng cáo và đọc đoạn giới thiệu về cuốn sách. Có lẽ, cái tên Nguyễn Ngọc Tư không còn xa lạ gì với độc giả, văn của chị gắn liền với những thân phận con người “thấp cổ bé họng” ở đáy xã hội, nghèo khổ nhưng vẫn vui vẻ, lạc quan, đặc biệt là miền tây sông nước.

Sách hiện đang bán rộng rãi tại các trang thương mại điện tử, các nhà sách trên toàn quốc

Với cuốn sách mới nhất này cũng vậy, Hành Lý Hư Vô là một cuốn tản văn bao gồm nhiều mẩu chuyện nhỏ viết về cuộc sống con người ở những xóm nghèo, khu lao động bình dân. Dưới ngòi bút sắc sảo, tinh tế của chị, những câu chuyện ấy tưởng chừng như đơn giản xảy ra mỗi ngày trong tầng lớp xã hội ngày nay lại ẩn sâu bên trong là nhiều điều đáng suy ngẫm.

Sách được bọc bởi 1 lớp bìa vẽ nghệ thuật,...

 … bên trong là lớp bìa cứng màu trắng với dòng chữ được in nổi và kèm theo 1 tờ rơi giới thiệu
sản phẩm thân thiện môi trường, mực in gốc dầu thực vật.

Câu chuyện về người mẹ đơn thân bỏ con lại dưới chân núi, để vài chục năm sau cậu bé 7 tuổi khi ấy đã trở thành chàng Khờ 30 tuổi mang trong mình trí khôn của đứa trẻ lên 5, hàng ngày gánh nước cho bà con dưới xóm nghèo chân núi, vẫn đau đáu chờ đợi một ngày đá sẽ trổ bông, mẹ đón Khờ về. Khờ chưa một lần rời núi, ngay đến khi bị sét đánh, câu đầu tiên nói khi tỉnh dậy là “đá trổ bông chưa?”

 Đó là chàng trai thực tập sinh trở về xứ kinh Xuôi, tìm lại cô Hai Ngò khi xưa nhưng sau mấy chục năm, cô gái 17 tuổi ngăm đen vì nắng gió đã trở thành người đàn bà trung niên da trắng sáng. “Mô-đen” của phụ nữ xứ kinh Xuôi thời đại này là da trắng mới giữ được chồng, mới cuốn trôi đi cái bùn đất của ruộng đồng lam lũ khi bước vào siêu thị. Cái đẹp chân chất khi xưa chẳng còn nữa, sự thay đổi của thời gian cũng như sự chuẩn mực về cái đẹp mới của xã hội cũng làm “tan biến” đi cô Hai Ngò ngày xưa trong Dâu Biển Ngang Qua Một Nét Mày.

  Là những ngày Tết chực chờ tiếng pháo, mùi bánh mứt “chảy nước miếng” của lũ trẻ trong xóm nay đã biệt mù, tan sạch. Là câu nói vô tình nhưng đầy chất chứa nỗi buồn “Mấy ngày đó đóng cửa, kéo nhau đi nước ngoài du lịch thì thích hơn” của người đàn ông “mắc kẹt” trong đơn độc. Cái hiện đại đã lấn át đi nét truyền thống ngày xưa, từ bao giờ Tết đã trở nên nhạt trong lòng của bọn trẻ, sự cô-đơn-đến-bất-lực của người già khi nhắc về cái Tết được khắc hoạ đậm nét trong Dưỡng Chất Vô Hình.

"Hành lý hư vô. Đó là thứ duy nhất có thể mang theo”

Hay ở Hành Lý Hư Vô, là câu chuyện muôn thuở về sự đổi thay của vạn vật, mối quan hệ sẽ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là người với người, tưởng chừng như thân quen, sống không thể thiếu nhau nhưng thấy đấy chỉ cần một thời gian không gặp mọi thứ đều trở lại như cũ, sẽ có một người khác đến lấp đầy khoảng trống ấy. Người khóc lóc đưa tiễn kia chưa chắc nhớ về mình nhiều hơn người tỉnh bơ, vô tư. Sau cùng những thứ chất đầy đó chính là những hư vô, thứ duy nhất mà ta có thể mang theo bên mình. 

Và nhiều câu chuyện khác nữa về cuộc sống, xã hội ẩn sâu bên trong là những điều khiến con người ta phải suy ngẫm được Nguyễn Ngọc Tư kể trong cuốn Hành Lý Hư Vô. 

Thế đấy, văn của Nguyễn Ngọc Tư không hề bóng bẩy, dùng những từ ngữ sang trọng, đó là những câu văn bình dị, tiếng địa phương gần gũi, mộc mạc. Chị dùng lời văn của mình nói thay tiếng lòng của người dân xóm nghèo, nói lên sự bất công của xã hội, mối quan hệ giữa người với người, miêu tả chân thật thân phận của một số người đang mắc kẹt giữa vòng xoáy cuộc đời nhưng vẫn vô tư, lạc quan, hồn nhiên và bình yên một cách lạ lùng.

 

 

 


ADVERTISEMENT