share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Khuấy động 2025 với những lễ hội mừng năm mới vòng quanh châu Á


ADVERTISEMENT

Vốn nổi tiếng là vùng đất giàu bản sắc văn hoá, lễ hội đón mừng năm mới ở các nước châu Á trở nên thú vị và hấp dẫn vô số khách du lịch tò mò tìm đến. Các lễ hội này không chỉ có nhiều yếu tố tâm linh độc đáo, mà còn hứa hẹn mang lại nhiều kỷ niệm khó quên cho chuyến đi của du khách. 

Qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng WOWWEEKEND khởi động năm 2025 với những sự kiện văn hoá sôi động ở 7 quốc gia vòng quanh châu Á.

Nhật Bản - Oshogatsu

Diễn ra trong ba ngày đầu tiên của tháng Giêng dương lịch, lễ hội Oshogatsu khởi nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigami-sama. Gần 1 tháng trước dịp lễ trọng đại này, người Nhật sẽ tất bật quét tước nhà cửa và rải đậu khô trong nhà với niềm tin rằng phong tục này sẽ hoá giải vận xui.

Trước cổng nhà, họ sẽ treo cây Kadomatsu được tạo thành từ ba ống tre tươi với độ dài khác nhau. Loại cây này được trang trí xung quanh bởi dây thừng bện bằng cỏ khô, quả quýt, dải giấy trắng và vài cành thông. Người Nhật quan niệm, việc treo Kadomatsu sẽ giúp thần Toshigami-sama không lạc đường khi về với gia chủ.

Lễ hội mừng năm mới, New Year's Eve

Điều thú vị là vào nửa đêm ngày 31/12, các ngôi chùa Phật giáo sẽ ngân chuông đúng 108 lần để thanh tẩy 108 ham muốn trần tục của con người trong năm cũ. Trong lễ Oshogatsu, họ sẽ có một bữa ăn đặc biệt gọi là Osechi Ryori - bao gồm nhiều món khác nhau như trứng cá trích, rong biển, khoai lang nghiền, đậu luộc… Ngoài ra, người Nhật còn dùng Otoso - loại rượu Sake ngâm với thảo mộc, ngụ ý cầu cho bản thân mạnh khỏe trong năm mới.

Vào ngày mùng 1 Tết, trẻ nhỏ sẽ được cha mẹ ban thưởng cho loại bánh dầy Ozoni để các con được hưởng phước phần từ các vị thần. Ngoài ra, còn nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra trong lễ Oshogatsu như viết bưu thiếp, mặc kimono đi Thần điện cầu an. Cũng trong dịp lễ này, trò chơi dân gian được người Nhật háo hức đón chờ nhất là thả diều Takoage.

Lễ hội mừng năm mới, New Year's Eve

Hàn Quốc - Seollal

Seollal còn được gọi là Tết Hàn Quốc. Dịp lễ này kéo dài ba ngày là thời điểm để các gia đình Hàn Quốc đoàn viên và tham gia các hoạt động văn hoá. Vào buổi sáng đầu tiên của mùng 1, họ sẽ thực hiện nghi thức cúng bái gia tiên, gọi là Charye. Mâm cúng dâng lên bàn thờ gồm có 20 loại thức ăn khác nhau như sườn om Galbijjim, miến trộn, bánh xèo, bánh mứt kẹo truyền thống, v.v. Tất cả sẽ được sắp xếp theo quy tắc khá cầu kỳ. 

Ngoài ra, người Hàn cũng bày soạn nhiều món ăn hấp dẫn để cả gia đình cùng thưởng thức. Một số món ăn nổi bật gồm có Tteokguk (canh bánh gạo), Manduguk (canh bánh xếp), bulgogi, cơm Yasik… Sau khi ăn cỗ, con cháu trong nhà sẽ thực hiện nghi thức Sebae - hành động bái lạy và tặng quà cho người lớn tuổi để thể hiện lòng thành kính.

Lễ hội mừng năm mới, New Year's EveẢnh: John Doe, Korea Tourism Organization

Bên cạnh đó, trong dịp Seollal, người dân “xứ sở kim chi” cũng tham gia vào các trò chơi dân gian thú vị như Yutnori (chơi gậy gỗ), Jegichagi (đá cầu), Tuho (ném mũi tên vào bình). Không khí Tết của người Hàn càng trở nên náo nhiệt hơn với một loạt lễ hội được tổ chức như Lễ hội bình minh Busan, Lễ rung chuông Bosingak, Lễ hội sông băng Hwacheon, Lễ hội tuyết Yangju.  

Lễ hội mừng năm mới, New Year's EveẢnh: Republic of Korea

Philippines - Media Noche

Người Philippines đã bắt đầu đón năm mới vào những ngày cuối tháng 12. Vào đúng đêm giao thừa, họ sẽ chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn có tên là Media Noche để chào đón năm mới thịnh vượng. Các món ăn trong bữa tiệc sẽ bao gồm lechon (lợn quay) - tượng trưng cho sự sung túc, pancit (mì xào) - biểu tượng của sự trường thọ cùng các món xôi như bibingka, niangao - mang ngụ ý gắn kết tình thân. Đặc biệt, trên bàn không thể thiếu 12 loại trái cây tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Trái cây cần có hình tròn vì hình dạng này đại diện cho sự may mắn.

Lễ hội mừng năm mới, New Year's EvePancit - món mì truyền thống trong ẩm thực Philippines

Khi đồng hồ điểm 12 giờ, trẻ em và người lớn sẽ nhảy cẫng lên vui mừng và họ tin rằng điều này sẽ khiến bản thân cao lớn hơn. Cũng vào ngày đầu tiên trong năm mới, người Philippines sẽ tránh tiêu tiền, một số gia đình còn rải tiền xu quanh nhà để thu hút sự giàu có. Đặc biệt, người dân yêu thích việc mặc đồ truyền thống có hình chấm bi trong dịp lễ này.

Năm mới của người Philippines còn có cả pháo hoa, kèn và xoong chảo đập vào nhau để xua đuổi tà ma. Đồng thời, họ còn bật hết đèn cũng như mở cửa sổ và cửa ra vào để rước may mắn vào nhà. Nếu muốn hòa mình vào không khí năm mới nhộn nhịp này, đừng quên ghé đến các thành phố như Manila hay Cebu để thưởng thức các chương trình bắn pháo hoa ngoạn mục.

Mông Cổ - Tsagaan Sar

Tsagaan Sar có nghĩa là “trăng trắng” - lễ hội chào năm mới lớn nhất của người Mông Cổ. Được tổ chức trong ba ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch, Tsagaan Sar không chỉ là dịp để gia đình đoàn tụ mà còn là sự kiện để tôn vinh hòa bình.

Vào buổi sáng đầu tiên của Tsagaan Sar, mọi người sẽ thức dậy trước lúc bình minh. Đàn ông sẽ leo lên ngọn núi gần nhất để ngắm mặt trời còn phụ nữ sẽ pha trà sữa để dâng lên thần linh. Cũng trong ngày Tết Tsagaan Sar, khắp phố phường trở nên rộn rã hơn bao giờ hết. Người Mông cổ sẽ mặc trang phục toàn màu trắng phối cùng đa dạng những món trang sức cầu kỳ như áo choàng Deel, thắt lưng, giày cao cổ… Họ sẽ cưỡi ngựa trắng và chủ yếu dùng thực phẩm có màu trắng, ví dụ các món ăn chế biến từ sữa như sữa chua, bơ, phô mai…

Lễ hội mừng năm mới, New Year's EveẢnh: Correct Mongolia

Khi đến thăm người lớn tuổi, trẻ em sẽ thực hiện nghi thức chào zolgokh - tức khuỵu người xuống thấp và ôm lấy khuỷu tay người lớn tuổi để bày tỏ lòng tôn kính. Đổi lại, chủ nhà sẽ tiếp đãi khách bằng cách mời họ dùng thuốc lá hít. Sau đó, khách được phục vụ trà sữa, buuz (bánh bao thịt hấp), ul boov (bánh ngọt), Airag (rượu sữa ngựa)... Khi họ rời đi, chủ nhà phải tặng quà cho khách để cảm ơn họ đã đến thăm.

Thái Lan - Songkran

Là tết cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan, lễ Songkran diễn ra vào ngày đầu năm theo Phật lịch, tương ứng với ngày 13 - 15/4 hằng năm. Đây cũng là lễ hội sôi động bậc nhất “xứ chùa vàng”, thu hút không chỉ người địa phương mà còn nhiều du khách quốc tế. 

Vào ngày đầu tiên của lễ hội, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa, đi chợ mua sắm để chuẩn bị đồ ăn cho ngày tiếp theo có tên Wan Nao. Trong ngày này, họ sẽ lên chùa làm lễ cúng, đồng thời ra bờ sông để làm chùa bằng cát rồi chúc thọ người cao tuổi bằng cách vẩy nước thơm vào họ.

Lễ hội mừng năm mới, New Year's Eve

Cuối cùng, trong ngày thứ 3 (Wan Payawan), người Thái sẽ lên chùa dự lễ tắm Phật. Sau đó, đại hội té nước sẽ chính thức diễn ra tưng bừng trên toàn quốc. Lễ Songkran lúc này sẽ ngập tràn hình ảnh mọi người cầm xô nước hoặc súng nước để bắn nước vào nhau. Đây là hành động gột rửa hết những muộn phiền và gắn kết mọi người khăng khít hơn trong năm mới. 

Trong đó, Bangkok chính là trung tâm của lễ hội, theo sau là các sự kiện văn hoá sôi động ở những bãi biển của Pattaya và nhiều màn trình diễn nghệ thuật đường phố ấn tượng ở Chiang Mai.

Lễ hội mừng năm mới, New Year's EveẢnh: Thailandhowtoknow

Indonesia - Nyepi

Không kèn trống inh ỏi, người Bali ở Indonesia lại đón năm mới hoàn toàn trong im lặng vào dịp lễ Nyepi. Thực chất, ngày này được tổ chức vào tháng 3 hằng năm theo lịch của Hindu giáo. Đây là ngày mà mọi người chỉ tập trung cho việc ngồi thiền để được gần hơn với vị thần tối cao của họ, Hyang Widhi Wasa. 

Vì vậy, toàn bộ hoạt động tuyệt nhiên sẽ bị cấm như: Không đốt lửa, không bật nhạc, không vui chơi giải trí cũng như tắt hết radio và tivi… Kể cả khách du lịch trên hòn đảo cũng chỉ được tự do làm mọi thứ trong khuôn khổ khách sạn, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. 

Trước lễ Nyepi, nghi lễ Melasti sẽ diễn ra trong ba ngày. Theo đó, người dân Bali sẽ mặc đồ truyền thống rồi diễu hành khắp đường phố và rước theo tượng quỷ Ogoh-ogoh, đồng thời đập ống tre, xoong nồi để tạo tiếng động ồn ào xua đuổi ma quỷ. Sau khi lễ Nye kết thúc, những người theo đạo Hindu ở Bali sẽ đến thăm hàng xóm, người thân để cùng tha thứ lỗi lầm cho nhau trong năm vừa qua. 

Lễ hội mừng năm mới, New Year's Eve

Sri Lanka - Sinhala

Tương tự người Bali ở Indonesia, người Sri Lanka tổ chức lễ đón năm mới Sinhala vào ngày 13 tháng 4 hằng năm. Đây còn là thời điểm để họ tôn vinh thần Mặt Trời. Trước khi lễ Sinhala diễn ra, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và tắm bằng thảo dược để tẩy uế mọi điều xui xẻo.

Khi bình minh của năm mới ló dạng, người Sri Lanka sẽ đốt lò sưởi và đun sôi sữa trong một chiếc lò đất mới. Sau đó, họ bày soạn ra bàn món ăn chính gồm bánh Kiribath, kèm theo các món ngọt đã chuẩn bị sẵn như kokis, thala guli, aggala, aasmi, aluwa….

Vào lúc bữa ăn kết thúc, trẻ nhỏ sẽ tặng cho người lớn tuổi những bó trầu tươi tốt như một lời chúc sức khoẻ. Đổi lại, họ sẽ phát tiền cho con cháu - đánh dấu giao dịch đầu tiên trong năm mới. Cũng trong thời gian này, mọi người sẽ đến đền thờ để thực hiện nghi thức xoa dầu từ đầu đến chân nhằm thanh lọc tâm trí.

Như bao nơi khác, yếu tố hấp dẫn nhất của mọi lễ hội năm mới chính là những trò chơi dân gian. Một số trò chơi phổ biến được người Sri Lanka chuộng nhất là Aliyata asa thabeema (Đặt mắt vào voi), Olinda Keliya (Cờ bàn), Kotta Pora (Đánh nhau bằng gối), Kana Mutti (đập vỡ nồi)... 


>> Khám phá Thái Lan – Điểm đến của năm 2025, theo Travel + Leisure

ADVERTISEMENT