share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

W Coffee Talk Nguyễn Khoa, Ghi-đông Radio và những tâm tình về nghề podcast


ADVERTISEMENT

Thị trường podcast Việt Nam trong hai năm trở lại đây trở nên "sôi động" hơn với sự ra đời của nhiều kênh podcast bổ ích, phù hợp với thị hiếu của những bạn trẻ. Ghi-đông Radio chính là một trong số đó và đang dần tạo được dấu ấn riêng. Podcast của Ghi-đông là những câu chuyện về những người trẻ trưởng thành đi tìm hạnh phúc cho riêng mình, xoay quanh các chủ đề Chất lượng sống (Well-being), Tâm lý (Psychology) và Tình yêu (Sexuality). Podcast được phát hành định kỳ vào mỗi thứ 7 hàng tuần trên các nền tảng SpotifyZing Mp3MâyYouTube và Apple Podcast. Chỉ sau 4 tháng ra mắt, Ghi-đông chính thức nằm trong Top 50 Podcasts Channel Vietnam trên Spotify với vị trí thứ 47. Đây là minh chứng cho thấy những câu chuyện của Ghi-đông ngày càng được lắng nghe nhiều hơn và các thông điệp tích cực đã dần được lan toả trong giới trẻ.

nguyễn khoa, ghi-đông radio, ghi đông, podcast(Ảnh: Nguyễn Khoa)

WOWWEEKEND đã có cơ hội được ngồi lại và lắng nghe những tâm tình của host Nguyễn Khoa về quá trình xây dựng podcast cho kênh Ghi-đông Radio. 

Chào Nguyễn Khoa, rất vui khi được có cơ hội trò chuyện cùng bạn. Bạn có thể chia điều gì đã mang bạn đến với podcast? Vì sao bạn lại chọn những chủ đề về Chất lượng sống, Tâm lý và Tình yêu cho những nội dung podcast của mình?

Xin chào WOWWEEKEND, mình cũng rất vui khi được nhận lời mời phỏng vấn từ ban biên tập.

Có 3 nguyên nhân mang mình đến với podcast đó là:

1. Tìm kiếm sự mới lạ, tạo cột mốc riêng trong nghề content, đặc biệt là vai trò content creator

Mình làm trong nghề content đến nay đã hơn 4 năm, trải qua rất nhiều vai trò và cũng đã viết rất nhiều nội dung cho rất nhiều nền tảng, đơn vị truyền thông, nhãn hàng...Nhưng để nhắc đến 1 cột mốc hay sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân thì vẫn chưa có. Lúc mới vào nghề thì viết vì sở thích, viết những thứ mình muốn. Nhưng sau một thời gian, vì tính chất công việc cũng như cuộc sống mưu sinh nên đã chuyển sang viết những nội dung theo yêu cầu, đơn đặt hàng từ người khác. Đôi khi những thứ mình viết ra không phải là những thứ mình thật sự yêu thích.

Bên cạnh đó, content luôn phải đi liền với creative - tính sáng tạo. Người làm content (writer) luôn không ngừng sáng tạo, tạo ra giá trị mới và xứng đáng với vị trí content creator - người sáng tạo nội dung.

2. Mình thích những nội dung theo chiều sâu hơn chiều rộng

TikTok là nền tảng video ngắn, YouTube thì đã quá bão hòa và bị yếu tố thương mại tác động nhiều dẫn đến lượng nhiều hơn chất. Podcast là nền tảng còn màu mỡ và đang dần trở thành xu hướng, đặc biệt trong thời gian giãn cách xu hướng giải trí của người dùng đã dần thay đổi. Podcast vẫn chưa kiếm được tiền nên hầu như tất cả các podcaster đều làm vì đam mê chứ ít bị yếu tố thương mại chi phối. Nên những content của podcast thường mang tính chiều sâu, chất lượng nội dung rất tốt và người nghe (user/listener) cũng là đối tượng thực sự yêu thích podcast.

3. Muốn thay đổi bản thân

nguyễn khoa, ghi-đông radio, ghi đông, podcast

Mình vốn là người hướng nội nên hơi ít nói, không thích giao tiếp, và mắc rất nhiều lỗi phát âm. Nên việc làm podcast giúp mình tự chỉnh được giọng tốt hơn, mở lòng hơn để chia sẻ những thứ mình muốn nói đến mọi người. Với lại, mình không thích xuất hiện trước đám đông nên lựa chọn podcast là phù hợp nhất.

Còn lý do lựa chọn Chất lượng sống là vì theo thống kê sơ bộ của mình, trong Top 100 Spotify đã có hơn 60% nội dung là Self-help, 20% là Education, còn lại 20% là Entertainment. Chất lượng sống là ngách nội dung tuy không mới nhưng ít ai làm. Đặc biệt, các góc nhìn, bài học cá nhân đều là kinh nghiệm thật của mình và dựa trên góc độ tâm lý. Sẽ có kênh chuyên về Tâm lý, Self-help, hay Tình yêu, nhưng vẫn chưa có kênh nào kết hợp cả 3 để truyền tải thông điệp về Chất lượng sống cả. 

Cái tên "Ghi-đông" nghe vừa độc đáo nhưng vẫn rất thân quen. Cảm hứng nào đã giúp bạn tạo ra cái tên này và chia sẻ một chút về ý nghĩa của nó được không?

nguyễn khoa, ghi-đông radio, ghi đông, podcast(Ảnh: Nguyễn Khoa)

Thông thường, người ta hay lấy tên riêng của host hoặc định hướng nội dung của kênh. Nhưng với mình, mình muốn thay đổi khác đi. Nó phải độc lạ dễ làm người ta ấn tượng, ghi nhớ trong đầu và ít bị trùng lặp với các tên khác nhưng phải truyền tải được thông điệp của kênh.

Khi lập kênh, mình đã xác định định hướng nội dung podcast này là truyền thông điệp tích cực, giá trị sống tốt đẹp, giúp cân bằng cuộc sống, phát triển bản thân thông qua các góc nhìn mới về mọi khía cạnh trong đời sống xã hội: Tâm lý, công việc, học tập, tình yêu, hôn nhân... Cái tên "Ghi-đông" chợt lóe trong đầu và phải là "Ghi-đông" chứ không phải là cái tên khác.

Cảm hứng từ ghi-đông xe (tay lái), có công dụng chính là điều khiển phương hướng và giữ cân bằng khi xe chạy. Vì thế, "Ghi-đông Radio" mang ý nghĩa:

  • Cân bằng cuộc sống ⇒ well-being
  • Định hướng cuộc sống ⇒ self-help

Việc nghe podcast ở Việt Nam vẫn chưa quá phổ biến, bạn có gặp khó khăn gì trong những ngày đầu khi mới bước chân vào sân chơi này và làm sao để tiếp cận với nhiều thính giả hơn?

Chính xác là podcast không phổ biến ở Việt Nam cho đến khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Nên khi làm Ghi-đông Radio mình đã gặp nhiều khó khăn:

  • Rất nhiều người chưa biết về podcast hay chỉ mới nghe qua. Họ không quan tâm nhiều nên các sản phẩm mình làm ra ban đầu có rất ít người nghe.
  • Mình bị lỗi phát âm, phát âm sai chữ tr/ch, s/x... Nên những bản thu đầu tiên nghe rất "ghê". Ngay cả bản thân mình còn không dám nghe thì làm sao người khác nghe được. Vì vậy, mình đã dành tiền đi học một lớp voice talent để chỉnh sửa giọng, cũng như học cách nói chuyện tốt hơn.
  • Tìm ý tưởng cho các số mới, phải cân bằng được những thứ mình thích, có hiểu biết và những thứ thính giả thích. Có những đêm mình thức đến 2 - 3 giờ sáng để viết kịch bản, thu âm hơn 10 lần nhưng đều phải bỏ đi.
  • Cách truyền thông cho kênh làm sao để nhiều người nghe. Ban đầu mình làm "cho vui". Nhưng sau hơn 1 tháng lọt vào Top Apple Podcast thì mình biết đã đến lúc mình cần nghiêm túc hơn. Mình quyết định mở lòng hơn, bước chân ra khỏi vùng an toàn để xây dựng tệp follower mới trên Facebook cá nhân (từ 200 bạn bè lên đến 2000 bạn bè chỉ trong 1 tháng). Mình tìm cách quảng bá cho podcast bằng cách tạo những bài viết có giá trị trong các group cộng đồng - nơi mình biết rằng thính giả của mình đang ở đó. Nhờ vậy, Ghi-đông Radio đã tiếp cận nhiều người hơn, lượt nghe cũng tăng dần đều.

Cho đến hiện tại, Ghi-đông đã phát hành được 27 số podcast. Đâu là số podcast bạn tâm đắc nhất?

nguyễn khoa, ghi-đông radio, ghi đông, podcast(Ảnh: Nguyễn Khoa)

Thật sự số nào mình cũng thích, vì đó như đứa con tinh thần, dù có hơi sứt mẻ. Nhưng chọn duy nhất một số mình yêu thích nhất thì đó là podcast #23 - Nếu Chỉ Còn 1 Giờ Để Sống. Đây là topic chia sẻ về câu chuyện bản thân mình khi phải chứng kiến những đau thương mất mát vì dịch bệnh, khi rơi vào ranh giới mong manh của sự sống và cái chết. Nó giúp mình nhìn nhận lại những gì diễn ra trong cuộc sống này, giúp mình yêu bản thân hơn và là động lực để mình lan tỏa giá trị sống đến mọi người. Hy vọng mọi người có thể tìm nghe lại để cảm nhận những điều mình đã nói nhé.

Bạn nghĩ sao về sân chơi podcast ở Việt Nam hiện tại, có dự đoán gì về tiềm năng và xu hướng của podcast trong tương lai không?

Sân chơi podcast tại Việt Nam trong mùa giãn cách thật sự "bùng nổ" hơn năm ngoái, số lượng kênh podcast mới thành lập rất nhiều, nhiều Youtuber cũng dần chuyển sang làm podcast, dẫn đến sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Nhưng ngược lại nó cũng sẽ là động lực để các podcaster đầu tư ý tưởng nội dung tốt hơn.

Mặc dù có vẻ "bùng nổ" trong mùa giãn cách nhưng hiện tại sân chơi podcast đang có dấu hiệu chững lại. Nhiều kênh podcast "chết" (dừng hoạt động) cũng rất nhiều. Có lẽ là hiện tại mọi người đã bước vào giai đoạn "bình thường mới", bắt đầu đi làm lại nhiều nên các podcaster không còn thời gian để ra tập mới, cũng có thể do lượt nghe thấp nên sinh ra tâm lý chán nản và thật sự podcast vẫn chưa kiếm được tiền như Youtube, TikTok. Và ngay cả lượt nghe cũng đang có xu hướng giảm và chững lại.

Chắc chắn podcast sẽ là xu hướng sắp tới khi mà Youtube đang dần bão hòa. Người dùng biết chọn lọc thông tin để giải trí. Podcast khi đó lại là lựa chọn mới lạ và chất lượng hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm nhiều hơn về việc tự xây dựng hệ sinh thái truyền thông, vừa là internal vừa là external. Công cụ hoàn toàn miễn phí này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được văn hóa nội bộ và tiếp cận đúng Target Audience mà doanh nghiệp muốn nhắm tới, không chỉ B2C mà có cả B2B nữa.

Có thể nói Ghi-đông đã dần tạo được dấu ấn và được nhiều thính giả biết đến nhiều hơn khi liên tục lọt vào danh sách các kênh podcast Việt Nam được nghe nhiều nhất trên Spotify. Bạn có thể bật mí một chút về các kế hoạch hoặc dự định đang ấp ủ để tiến xa hơn nữa?

Sẵn đây thì mình cũng xin cám ơn các bạn thính giả của Ghi-đông Radio đã luôn ủng hộ từ những ngày đầu cho đến tận bây giờ. Nhờ các bạn mà mình tự tin hơn về con đường mình lựa chọn. Đối với kế hoạch sắp tới, mình đang ấp ủ một series mới trong dịp Tết 2022 và cũng đang trong quá trình thương thảo ký hợp đồng với 2 đối tác mới trong năm 2022 luôn.

nguyễn khoa, ghi-đông radio, ghi đông, podcast


ADVERTISEMENT