share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Singapore lọt top 10 thành phố bền vững nhất thế giới


ADVERTISEMENT

Nhịp sống đô thị sôi động là yếu tố đầy hấp dẫn với cư dân, nhưng đồng thời cũng lại là nguồn gây ô nhiễm lớn đến từ việc sử dụng nhiên liệu, xử lý chất thải và khí thải. Khi tính bền vững ngày càng trở nên cấp thiết với nhiều ngành công nghiệp, phát triển đô thị cũng không thể tách rời khỏi xu hướng này. 10 thành phố liên tục được xếp hạng những thành phố xanh và bền vững nhất thế giới dưới đây dù ở nhiều quốc gia và châu lục, nhưng đều có điểm chung là khả năng đưa tính bền vững vào một phần lối sống hàng ngày cho những công dân. Đặc biệt, châu Á cũng góp mặt trong danh sách này với Singapore, một ví dụ điển hình về phát triển xanh của đô thị Đông Nam Á. 

Copenhagen, Đan Mạch 

Thủ đô của Đan Mạch đã đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2025 nhờ các giải pháp cung cấp năng lượng sạch như trang trại gió, kiến trúc thân thiện với môi trường, và đặc biệt là cách tiếp cận của người dân với vấn đề biến đổi khí hậu. Gần 50% người sống ở Copenhagen chọn phương tiện di chuyển là xe đạp, hệ thống đèn đường thông minh cũng thúc đẩy hình thức giao thông không khói bụi. Thành phố này vẫn đang triển khai nhiều sáng kiến bền vững mới như hệ thống đo lường không khí, hệ thống chiếu sáng đường phố thông  minh, hệ thống sưởi ấm tập trung… Đây là những “bí quyết” giúp Copenhagen liên tục được xếp hạng thành phố xanh nhất thế giới trong nhiều năm qua. 

Singapore 

Là thành phố châu Á duy nhất có tên trong danh sách này, Singapore hoàn toàn có thể tự hào với những thành tựu xanh của mình. Quốc gia này tiếp cận tính bền vững từ việc đưa yếu tố xanh vào các công trình xây dựng, và phát triển hệ thống giao thông công cộng để giảm sự phụ thuộc với các phương tiện cá nhân. Nhiều khu vực xanh cũng được liên tục phát triển, vào năm 2020, gần 47% diện tích đất Singapore được bao phủ bởi không gian xanh. Singapore cũng đang triển khai Kế hoạch xanh 2030 với chương trình tái chế toàn diện với mục tiêu giảm phát thải nhà kính đáng kể vào năm 2030. 

Zurich, Thuỵ Sĩ 

Thành phố Zurich đặc biệt yêu thích việc tái chế, trong khi 94% thủy tinh cũ và 81% hộp đựng PET được đưa đến các điểm thu gom đặc biệt thay vì thùng rác gia đình, diện tích xanh ở thành phố này cũng là ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực bền vững. Các phương tiện bền vững như phương tiện công cộng, xe điện, xe đạp, đi bộ, chèo thuyền… đều được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. 

Stockholm, Thuỵ Điển

Các sáng kiến ​​về năng lượng tái tạo và lượng khí thải thấp đã được triển khai từ lâu ở thành phố này, nhưng Stockholm còn được biết đến bởi chất lượng nguồn nước của thành phố. Các tuyến đường thủy của thành phố sạch đến mức ai cũng có thể bơi ở đó. Hệ thống xe buýt điện, đường dành cho xe đạp cũng được mở rộng đáng kể. 

Vancouver, Canada

Với vẻ đẹp thiên nhiên sẵn có, bản thân Vancouver đã là thành phố đáng sống. Môi trường là động lực thúc đẩy Vancouver phát triển theo hướng bền vững để duy trì sự bền vững của mình, bao gồm việc tăng cường năng lượng tái tạo, làn đường dành cho xe đạp, phát triển những công viên đô thị và khu vực xanh với diện tích lớn. 

Oslo, Na Uy

Oslo coi cuộc sống xanh là một phần của lối sống xa xỉ, nơi giao thông công cộng chạy hoàn toàn bằng điện và người dân đặc biệt yêu thích sử dụng xe đạp. Thành phố này cũng dành ra ngân sách lớn đầu tư vào việc bảo tồn rừng và đường thủy. Dự án Fjord City nhằm biến các khu công nghiệp thành những khu phố sôi động, thân thiện với môi trường là một ví dụ điển hình của mô hình bền vững này trên thế giới. 

Amsterdam, Hà Lan

Vị trí địa lý đặc biệt của thủ đô Amsterdam với hệ thống kênh đào dày đặc và nằm ở khu vực thấp hơn mực nước biển đòi hỏi thành phố này luôn phải tìm ra những cách sáng tạo và sáng kiến kỹ thuật để “bền vững hoá”. Ngoài niềm đam mê đạp xe của người dân ở đây, Amsterdam cũng tiên phong trong việc sử dụng năng lượng tái tạo với pin mặt trời, và năng lượng gió. 

Reykjavík, Iceland

Reykjavik được biết đến với giải pháp năng lượng địa nhiệt độc đáo, tận dụng tài nguyên núi lửa của mình. Thủ đô của Iceland hầu như hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo. Người dân thành phố này có tình yêu và sự gắn bó với tự nhiên đặc biệt, và luôn đưa ra những giải pháp bền vững mới cho cuộc sống hàng ngày. 

Ljubljana, Slovenia

Ljubljana đã áp dụng nhiều chương trình tái chế rộng rãi và hệ thống tái chế hiện đại. Bên cạnh đó, nhiều phương tiện giao thông tại đây cũng sử dụng năng lượng sạch. Vào năm 2016, Ljubljana trở thành Thủ đô xanh của châu Âu, và tiếp tục với các cam kết bền vững của mình. 

Melbourne, Úc

Melbourne đặc biệt chi nhiều ngân sách đầu tư vào năng lượng tái tạo và lâm nghiệp đô thị, với mục tiêu trồng 1,5 triệu cây vào năm 2040. Xe điện thân thiện với môi trường và hệ thống quản lý chất thải sáng tạo cũng giúp Melbourne giành được vị thế một trong những thành phố bền vững nhất thế giới.


>>Xem thêm: Du lịch xanh - xu hướng bền vững của thời đại


ADVERTISEMENT