share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Triển lãm "Sơn - Giấy - Đất" của Lý Trực Sơn: hành trình nghệ thuật và ký ức


ADVERTISEMENT

Ký ức thường được con người ghi nhớ và tái hiện lại thông qua lời kể. Tuy nhiên đối với người nghệ sĩ, có những ký ức không thể nắm bắt bằng lời, chỉ có thể lắng nghe qua màu sắc mỗi lớp sơn - những thớ giấy - từng khối đất.

Tháng 3 này, nghệ sĩ Lý Trực Sơn mang đến triển lãm cá nhân đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh với tên gọi "Sơn - Giấy - Đất" (Lacquer - Paper - Earth), đánh dấu không chỉ sự trở lại của một nghệ sĩ với công chúng mà còn là câu chuyện hành trình quay về bản chất nguyên sơ của vật liệu.

ly truc sonTriển lãm được diễn ra từ ngày 1/3 đến ngày 1/4

Sau thành công của triển lãm "Đất" tại Hà Nội, bộ sưu tập lần này tập hợp những tác phẩm được nghệ sĩ Lý Trực Sơn sáng tạo trong nhiều thập kỷ, với các chất liệu đến từ sơn mài, giấy và đất. Các sáng tác trên giấy của được thực hiện từ thập niên 90, loạt tranh sơn mài ra đời vào 2014, và sê-ri "Đất" được ông “thai nghén” từ năm 2020 đến nay, tạo nên một cuộc đối thoại xuyên thời gian từ quá khứ đến hiện tại đầy sâu lắng. 

ly truc sonTác phẩm  – Tiếng vọng 1 – Chất liệu tổng hợp, Kích thước 2,1m x 2,1m, Sáng tác năm 2024 của Hoạ sĩ Lý Trực Sơn

Triển lãm thể hiện sự theo đuổi bền bỉ của Lý Trực Sơn với bản chất cốt lõi của nghệ thuật, đồng thời là nỗ lực phục hưng những giá trị vật chất mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Dưới sự tác động của thời gian và sự chạm khắc của con người, các tác phẩm trở thành những nhân chứng cho cuộc hành trình suốt đời của nghệ sĩ trong việc tìm kiếm hình thái, ký ức và tâm hồn của nghệ thuật Việt.

ly truc sonTác phẩm  – Tổ hợp nét – Chất liệu tổng hợp, Kích thước 2,1m x 2,1m, Sáng tác năm 2024 của Hoạ sĩ Lý Trực Sơn

Trong quá trình sáng tác, ông chịu ảnh hưởng từ hai dòng chảy: một bên là kỷ luật nghiêm cẩn của nghệ thuật hàn lâm, một bên là tinh thần đổi mới hiện đại, được truyền cảm hứng từ các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm và Bùi Xuân Phái. Ông được đào tạo tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam) sau đó du học tại Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris. Đến năm 1988 ông trở về Việt Nam để tiếp tục con đường nghệ thuật đầy chiêm nghiệm và kiên định của mình.


>>Xem thêm: Những xu hướng mới nổi của thị trường nghệ thuật 2025


ADVERTISEMENT