share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

5 điều mà người thông minh về cảm xúc (EI) thường áp dụng trong cuộc sống


ADVERTISEMENT

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) viết tắt là EI được định nghĩa là khả năng xác định và quản lý cảm xúc của chính mình cũng như cảm xúc của người khác. Những người sở hữu EI cao thường có ba kỹ năng chính bao gồm khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình; nhận biết, hiểu và có ảnh hưởng đến cảm xúc của những người xung quanh.

Tâm lý, EI

Về mặt thực tế, điều này có nghĩa là bạn sẽ nhận thức được rằng cảm xúc có thể thúc đẩy hành vi của bạn và tác động đến mọi người (bao gồm cả trạng thái tích cực và tiêu cực), đồng thời học cách quản lý những cảm xúc đó - cả của bạn và những người khác. Chỉ số EI đều phát triển và được áp dụng ở hầu hết các môi trường, trạng thái khác nhau. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng người biết quản lý cảm xúc thường gặp ít vấn đề về sức khỏe tinh thần hơn so với người bình thường, bao gồm các các căn bệnh như trầm cảm và lo lắng. Đặc biệt, quản lý cảm xúc là kĩ năng vô cùng quan trọng trong những tình huống khi chúng ta gặp phải áp lực từ công việc và các vấn đề trong cuộc sống.

Những người có chỉ số EI cao thường có xu hướng làm mọi việc tốt hơn so với người khác, đạt được những thành tựu to lớn trong công việc, cuộc sống. Đồng thời họ cũng hạnh phúc hơn trong các mối quan hệ và luôn nỗ lực để đạt được kết quả tích cực trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường có các biểu hiện như sau:

1. Họ biết cách nói không

Những người có chỉ số EI cao thường dựa vào sức mạnh ý chí mạnh mẽ của mình để nói ''Không'' với những điều mà họ cho là không hợp lý. Họ biết lúc nào thì nên dừng lại và khi nào có thể tiếp tục. Họ biết ảnh hưởng của một ly rượu thứ ba đối với khả năng tập trung vào một dự án quan trọng tại nơi làm việc trong ngày. Những người này biết và hiểu hậu quả tiêu cực mà chính họ sẽ phải đối mặt nếu trút bỏ những trách nhiệm cá nhân trong một tập thể.

Tâm lý, EI

Bằng cách này, những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ tránh được sự lo lắng do các lựa chọn sai lầm. Các EI thường dựa vào sức mạnh của ý chí để từ chối những điều không thỏa đáng. Do đó, họ càng có khả năng để tập trung vào mục tiêu và cảm xúc của chính mình.

2. Họ chỉ dựa vào bản thân để có được hạnh phúc

Tâm lý, EI

Những người được đánh giá cao về chỉ số EI thường là những người độc lập về mọi mặt. Họ nhận thức được rằng hạnh phúc do chính mình tạo ra, do đó họ chẳng bao giờ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và hành động của những người xung quanh. Với quan điểm, phụ thuộc vào ai đó để khiến bản thân cảm thấy vui vẻ hay hạnh phúc đồng nghĩa với việc tự đặt mình vào những cảm xúc tiêu cực cùng những nguy cơ thất vọng cao. Thay vào đó, những người này biết cách nắm bắt cảm xúc của mình và tìm kiếm những sở thích mà họ yêu thích để hiểu được giá trị bản thân cũng như tìm kiếm tình yêu và sự chấp nhận từ bên trong tâm hồn.

3. Họ không bị cuốn vào màn kịch của người khác

Những người có trí tuệ về cảm xúc cao thường có khả năng đồng cảm với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở chỗ, các EI sẽ kiên nhẫn và lắng nghe, đôi lúc cho bạn mượn bờ vai để khóc hay tâm sự, nhưng sau cùng thì mọi cảm xúc, năng lượng của bạn sẽ không bao giờ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Tâm lý, EI

Những người này vô cùng tỉnh táo và lý trí trong việc xử lý những tình huống như thế. Họ tích cực lắng nghe, đề nghị hỗ trợ và đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng, bày tỏ niềm cảm thông, sự yêu thương. Và, chỉ có thế! Không ai được phép kiểm soát cuộc sống và cảm xúc, năng lượng của chính họ ngoài bản thân họ!

4. Không phàn nàn

Khi biết kiểm soát cảm xúc của chính mình, tìm ra được mọi khúc mắc, bạn sẽ chẳng bao giờ muốn phàn nàn hoặc tham gia vào một thước phim mà trong đó bạn sẽ đóng vai là một ''nạn nhân''. Những người có EI cao sẽ luôn như thế! Thay vì phàn nàn, chỉ trích và kêu ca, những người này sẽ cố gắng tìm ra giải pháp cho các vấn đề trước mắt cũng như tự tin vào khả năng của chính mình để giải quyết các rủi ro. Họ không đổ lỗi mà chấp nhận các thử thách để tự mình tìm ra giải pháp thỏa đáng.

Tâm lý, EI

Điều này không có nghĩa là họ không biết thất vọng hay buồn tiếc mà chính vì không muốn lan tỏa năng lượng tiêu cực đến những người xung quanh nên các cá nhân này chọn cách giữ nỗi thất vọng cho riêng mình, sau đó tìm cách để trút bỏ những năng lượng có tần số thấp ấy bằng cách đi bộ, tập yoga hay thiền để lấy lại bình tĩnh và khả năng tập trung ban đầu.

5. Họ không sống trong quá khứ

Những người sống trong quá khứ nhiều hơn hiện tại phải đối mặt với nhiều thử thách về tinh thần và tâm hồn, từ tiếc nuối đến hoài niệm và thậm chí là khổ đau. Những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc thường sẽ cảm thông và tôn trọng với quá khứ của chính mình - với những người họ đã yêu, những sai lầm họ đã mắc phải, những cơ hội đã vụt qua… Tuy nhiên, các cá nhân này nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc sống và tập trung vào cuộc sống hiện tại thay vì cứ mãi đoái hoài về một dĩ vãng xa ngút ngàn.

Tâm lý, EI

Những người có chỉ số EI luôn là người biết cách học hỏi và rút kinh nghiệm từ quá khứ để từ đó tiếp tục bước trên con đường mà họ đã chọn một cách dứt khoát.


ADVERTISEMENT