share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Trung thu tại các quốc gia trên thế giới


ADVERTISEMENT

Trung thu là một dịp lễ truyền thống lớn và độc đáo. Hãy cùng WOWWEEKEND tìm hiểu xem Trung thu tại các quốc gia trên thế giới có gì khác nhau nhé.

tet-trung-thu-tai-cac-quoc-gia-tren-the-gioi@Shutterstock

Trung thu tại Việt Nam – Tết thiếu nhi, tết đoàn viên

Cho đến nay, vẫn chưa rõ Trung thu có nguồn gốc từ bao giờ. Chỉ có những truyền thuyết gắn liền với Đường Minh Hoàng, Hằng Nga và Hậu Nghệ. Việt Nam là một quốc gia có ngành nông nghiệp lâu đời. Vì vậy hàng năm vào dịp trăng rằm, người ta quây quần bên người thân cúng bái với các loại bánh chỉ Trung thu mới có. Như bánh dẻo, bánh nướng và mâm ngũ quả.

Trong “Việt Nam phong tục”, Phan Kế Bính viết:

“Trung thu xưa thường có hai cỗ là cỗ cúng gia tiên và cỗ thưởng trăng. Những mâm cỗ này lấy bánh nướng và bánh dẻo làm trung tâm biểu tượng trời đất vuông tròn; các loại hoa quả đủ màu ngũ hành (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen – tương ứng với các nhân tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) như gửi vào đó thông điệp về sự vận hành tương sinh của vũ trụ.”

banh-trung-thu@Jana Yar/ Snap Shot

Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của xã hội, bánh trung thu và bàn cúng đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Ở một số nơi sẽ tổ chức chương trình văn nghệ đón trăng. Trẻ em háo hức cùng nhau rước đèn phá cỗ bên chị Hằng và chú Cuội. Một vài khu vực còn có múa lân, múa rồng đầy náo nhiệt.

long-den-giay-xep-trung-thu@Jana Yar/ Snap Shot

Tại Trung Quốc – Tết đoàn viên

Trung thu tại Trung Quốc là một lễ hội lớn, chỉ đứng sau Tết nguyên đán. Theo truyền thuyết, từ ngàn xưa, người Trung Quốc cổ đã quan sát thấy chu kỳ trăng ảnh hưởng đến mùa vụ. Họ tổ chức Tết trung thu để tỏ lòng thành kính, tạ ơn Trời Đất, Thần Nông, ông bà tổ tiên vào dịp trăng tròn tháng 8 âm lịch. Bánh trung thu tại Trung Quốc lại không đa dạng hình dáng như Việt Nam, hầu như chỉ có hình tròn, tượng trưng cho sự viên mãn, đoàn tụ.

banh-trung-thu-tron@littlepassport

Trước cửa nhà, người dân treo đèn lồng và dọc những con phố. Đây cũng là dịp gia đình đoàn viên, tụ họp, cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ. Ngoài ra, những hoạt động ca hát, rước đèn, múa lân cũng sẽ diễn ra rất hoàn tráng dưới trăng. Trong đêm rằm, người dân còn có tục thả đèn trên sông, thả đèn lên trường, mang theo những hy vọng và tâm nguyện gửi đi thật xa để mọi điều ước đều trở thành sự thật.

tha-den-trn-song-trung-thu-trung-quocHa Jang/Unsplash​

Tại Nhật Bản – Hai mùa trăng

Nhật Bản lại có lễ Trung thu rất đặc biệt, tổ chức 2 lần/ năm. Với lễ trăng tròn đầu tiên là Zyuyoga - gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi, thường được diễn ra vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch. Lần thứ hai là Zyusanya (tết trăng khuyết) được tổ chức vào tháng chín hoặc tháng 10. Tuy nhiên, vì không nằm trong danh sách những ngày lễ lớn nên ở thành phố, người ta chỉ cùng quây quần với gia đình, ngắm trăng, ăn bánh Tsukimi Dango, uống rượu sake thay vì tổ chức lễ hội hoành tráng.

le-hoi-trung-thu-nhat-ban@Unplash

Người Nhật thường ăn bánh Tsukimi Dango trong ngày tết Trung thu. Bánh được xếp thành hình tam giác trên một kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki (một loại cỏ lau của Nhật Bản) và hoa quả. Người Nhật quan niệm, thỏ ngọc sống trên mặt trăng, nên họ nặn nhiều loại bánh gạo mô phỏng hình thỏ ngọc và những chiếc bánh nếp tròn mô phỏng hình mặt trăng để cúng trời đất.

trang-ram-va-banh-Tsukimi-Dango@Mylène​/ Pvtistes 

Trên đường phố cũng xuất hiện rất nhiều đèn lồng cá chép vì người Nhật quan niệm, cá chép là hiện thân của võ sĩ Samurai vì nó dám lội ngược dòng thác nước. Cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.

Tại Hàn Quốc – Dịp lễ bội thu quan trọng

Người Hàn rất coi trọng Tết trung thu. Vào mùa trăng rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, họ ăn Tết kéo dài ít nhất 3 ngày. Học sinh, các cơ quan, doanh nghiệp đều được nghỉ. Dịp tết này đã được nhà nước Hàn Quốc công nhận là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm.

Người Hàn gọi lễ trung thu là Chuseok, là mùa bội thu, người ta quay về đoàn tụ gia đình và thưởng thức các món ăn truyền thống. Chẳng hạn như rượu sindoju hay dongdongju và bánh songpyeon.

trung-thu-han-quoc-le-chuseokMột gia đình hành lễ trước bàn cỗ đã chuẩn bị sẵn. @tagstory

ban-co-chuseokCận cảnh bàn cỗ. @gogohanguk

Mỗi vùng sẽ có một tập tục đón trăng khác nhau, nhưng đều có chung điệu múa Ganggangsullae nổi tiếng. Tất cả người Hàn đều múa điệu này để đón trăng tròn. Họ tụ tập thành vòng tròn lớn, nhảy múa, ca hát dưới trăng.

dieu-mua-Ganggangsullae-han-quoc@Rene "Ralph" Min

 


ADVERTISEMENT