share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Chủ nghĩa hữu dụng Essentialism: Khi làm nhiều không bằng làm tốt


ADVERTISEMENT

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng ùn tắc công việc, giải quyết quá nhiều vấn đề cùng một lúc, buộc phải cắt giảm giờ ngủ và nghỉ ngơi của mình chỉ còn 3-4 tiếng một ngày? Hẳn rồi, phần lớn chúng ta đều đã từng ít nhất một lần trải qua khoảng thời gian khó khăn như vậy. Những lúc ấy, bạn thường mong ước 24 giờ một ngày có thể dài ra, khả năng của bản thân có thể vượt trội hơn, hoặc thậm chí vặn vẹo với lời hối hận: "Biết thế đã không nhận việc này!". Nếu hiện trạng này thường xuyên diễn ra trong cuộc sống và không thể tìm được cách giải quyết, chủ nghĩa hữu dụng Essentialism là một trong những liều thuốc hoàn hảo cho bạn nhằm đưa bản thân vào một trật tự sinh hoạt và làm việc lành mạnh hơn.

Chủ nghĩa hữu dụng, Essentialism, công việc, Greg McKeown, Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản

Chủ nghĩa hữu dụng Essentialism xoay quanh thông điệp gì?

Chủ nghĩa hữu dụng, Essentialism, công việc, Greg McKeown, Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản

Trong thế giới hiện nay, mọi thứ liên tục được cải tiến, làm mới và nâng cấp thành những phiên bản hoàn chỉnh hơn "buộc" chúng ta luôn trong tình trạng không ngừng học hỏi không chỉ một, hai mà là vô vàn lĩnh vực khác nhau. Điều này với phần lớn cá nhân có thể diễn ra một cách dễ dàng và trơn tru. Tuy nhiên, việc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi quá nhiều yếu tố với một số người lại vô tình tạo ra áp lực và khủng hoảng tinh thần cho họ.

Mỗi ngày vẫn chỉ xoay quanh 24 tiếng, kể cả khi bản thân mong muốn nhiều thời gian hơn để làm việc hay học tập thì điều ước ấy chẳng thể nào xảy ra. Vì vậy, để đáp ứng trước khối lượng công việc dày đặc, chúng ta chọn cách cắt giảm những nhu cầu sinh lý cơ bản, thường là nhịn qua các bữa ăn hay chỉ ngủ trong vài tiếng. 

Trong ngắn hạn, lựa chọn này có thể hoàn toàn giải quyết được tình trạng tồn đọng công việc ở hiện tại và cho bạn cơ hội để được "làm" nhiều hơn. Nhưng nếu xét về dài hạn, sức khoẻ, khả năng hoạt động của não bộ và các chức năng khác của cơ thể sẽ chẳng thể vận hành với công suất tuyệt đối như hiện tại nữa. 

Lúc này, câu hỏi bạn thật sự cần đặt ra cho bản thân đó chính là: "Tôi muốn làm tất cả mọi thứ nhưng mỗi thứ một chút đã đủ" hay "Tôi muốn phát triển bản thân và trở nên đặc biệt am hiểu ở một số lĩnh vực nhất định"?

2 nguyên tắc trong chủ nghĩa hữu dụng Essentialism

 Làm ít nhưng chất lượng

Chủ nghĩa hữu dụng, Essentialism, công việc, Greg McKeown, Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản

Essentialism được giới thiệu chính thức như một phương cách để tư duy tại quyển sách "Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản" của tác giả Greg McKeown. Thông điệp chính của tác phẩm được lan toả mạnh mẽ rằng: Khi thời gian là hữu hạn, thay vì làm mọi thứ, hãy chọn nâng cấp bản thân chỉ với những gì bạn cho rằng thật sự thiết yếu.

Số lượng có thể cho chúng ta cảm giác tự hào về chính mình cũng như những kinh nghiệm mới lạ, nhưng chất lượng mới là thứ người khác dùng để đánh giá về khả năng và trình độ của bạn. Đồng thời, càng ít công việc diễn ra cùng lúc trong cuộc sống, bạn càng có thời gian để phát triển những kỹ năng cần thiết xung quanh lĩnh vực quan trọng mà bạn nhắm đến. Ví dụ cụ thể như:

Với lựa chọn sẽ trở thành một travel blogger nổi tiếng và có chỗ đứng trong ngành sau 5 năm, cá nhân bạn có thể hoàn toàn bắt đầu dành thời gian cho những việc đơn giản nhưng hữu ích như: đọc nhiều sách du lịch, tham khảo các blogger nổi tiếng, học các khoá học thiết yếu cho một blogger hay thậm chí rèn luyện thói quen viết và tư duy qua con chữ nhiều hơn.

Không ngại nói “không” để tránh hối hận về sau

Chủ nghĩa hữu dụng, Essentialism, công việc, Greg McKeown, Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản

Gần như phần lớn cuộc sống hằng ngày của chúng ta diễn ra xoay quanh các mối quan hệ giữa bản thân với đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Với một số người, việc thiết lập và duy trì các kết nối với cá nhân khác trong xã hội là đặc biệt quan trọng. Điều này cũng dẫn đến tình trạng họ rất e ngại khi phải nói "không" và từ chối lời mời gọi hay nhờ vả từ mọi người.

Cảm giác kết nối và hoà nhập với một cộng đồng nhất định hiển nhiên là điều đòi hỏi nhiều sự nỗ lực, song, không đồng nghĩa với việc khiến bản thân trở nên luôn "sẵn sàng có mặt" (available) và "say yes" với mọi yêu cầu. 

Đồng ý với một lời mời cho buổi tiệc tùng với đồng nghiệp cũng có thể hiểu là bạn đang đánh mất đi vài giờ đọc sách, tập gym hay nghỉ ngơi sau khoảng thời gian căng thẳng làm việc. Chấp nhận giải quyết giúp bạn bè một số công việc nghĩa là bạn đang "ôm" thêm vấn đề vào chính mình và buộc phải đổi nhiều giờ liền để hoàn thành chúng.

Cuộc sống là tổng hợp của vô vàn những sự đánh đổi, và lựa chọn từ chối hay đồng ý phụ thuộc rất nhiều vào mong muốn của riêng bạn. Để tránh tình trạng liên tục ngủ muộn vì quá nhiều việc hay than vãn: "Biết thế tôi đã không nhận làm gì", hãy thẳng thừng từ chối ngay từ ban đầu và đừng quên ưu tiên thời gian của chính mình. 

Chủ nghĩa hữu dụng Essentialism đã được hình thành và phát triển qua rất nhiều năm, thế nhưng mãi cho đến khi quyển sách của Greg McKeown chính thức ra đời mới thực sự tạo được tiếng vang lớn. Tương tự các phong cách sống và lối tư duy khác, Essentialism được tạo ra nhằm mục đích giữ cho mỗi người có thể tập trung vào những việc thực sự thiết yếu khi liên tục bị ảnh hưởng bởi quá nhiều lựa chọn ở thế giới hiện tại. Mong rằng sau bài viết này, bạn đọc hãy thực hiện đánh giá tổng quan bản thân xem có đang thực sự hoàn thành những công việc quan trọng nhằm đạt được mục đích cố định hay chưa, từ đó có các biện pháp điều chỉnh để tận dụng thời gian và công sức một cách triệt để hơn.


ADVERTISEMENT