share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Music Podcast - Trào lưu truyền cảm hứng sáng tạo và liều thuốc tinh thần cho những người trẻ


ADVERTISEMENT

Trào lưu nghe podcast bắt đầu thịnh hành trong vòng hai năm qua, mang đến một làn gió mới trong lĩnh vực sáng tạo nội dung lẫn phong cách sống, thói quen của người trẻ. Kỷ nguyên công nghệ 4.0 đã giúp chúng ta có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với loại hình này, đồng thời giúp nó trở thành đại diện cho xu hướng âm thanh hiện nay. 

Sự ra đời của podcast

podcast, trào lưu podcast, cảm hứng sáng tạo

Hình thức "podcasting" xuất hiện lần đầu vào năm 2004 khi Adam Curry - cựu VJ của MTV và lập trình viên Dave Winer phát triển chương trình iPodder cho phép tải các radio được phát sóng trên Internet về máy iPod. Hiện tại, Adam Curry đang là người dẫn chương trình của The Daily Source Code - một trong những chương trình podcast nổi tiếng nhất trên Internet.

Trong cùng năm đó, thuật ngữ "podcast" chính thức ra đời khi nhà báo Ben Hammersley ghép hai từ "iPod" (máy nghe nhạc iPod của Apple) và "broadcasting" (phát sóng) trong một bài báo nói về khả năng cho sự bùng nổ của loại hình radio nghiệp dư trên trang The Guardian.

Năm 2005, những công ty lớn bắt đầu nhận ra tiềm năng của loại hình này. Apple được xem như một "người mở đường" khi cho ra mắt iTunes 4.9 - phiên bản đầu tiên hỗ trợ các podcast bản địa. Cũng trong năm đó, Tổng thống George W. Bush trở thành Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ phát sóng podcast hàng tuần. Loại hình này trở nên phổ biến đến nỗi từ "podcast" được tuyên bố là Từ ngữ của năm (Word of the Year) bởi New Oxford American Dictionary. Từ điển Oxford định nghĩa "podcast" là "việc ghi âm kỹ thuật số một chương trình phát thanh hoặc chương trình tương tự như vậy, phát trên Internet để tải xuống máy nghe nhạc cá nhân".

Sân chơi rộng lớn cho người sáng tạo nội dung

podcast, trào lưu podcast, cảm hứng sáng tạo

Khác với radio - hình thức phát thanh trực tiếp bởi một trạm phát thanh hoặc một cá nhân và được truyền đến người nghe bởi một trạm phát sóng, podcast là hình thức thu âm trước, file thu âm có thể được chỉnh sửa và phân phối lên nhiều nền tảng khác nhau. Không chỉ vậy, một buổi phát thanh radio thường mang tính chất thời sự, nói về nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, podcast tập trung vào một lĩnh vực nhất định, và mỗi số podcast là một câu chuyện riêng. Đây chính lý do vì sao podcast trở thành sân chơi rộng lớn để những người làm nội dung tự do thể hiện sự sáng tạo và cá tính của mình. Chất liệu nội dung ở loại hình này vô cùng đa dạng, trải dài từ những câu chuyện thường nhật đơn giản cho đến những chủ đề đòi hỏi kiến thức chuyên sâu như lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, kinh tế…

Quá trình làm podcast không quá khó - chỉ cần một chiếc micro và một chiếc điện thoại hoặc máy tính để ghi âm. Tuy vậy, nó vẫn đòi hỏi sự tâm huyết, kiên trì, kiến thức sâu rộng và những suy nghĩ sâu sắc của người thực hiện. Và mặc dù chỉ mới nổi lên trong hai năm gần đây, cộng đồng podcast Việt đã dần thành hình và tạo được bản sắc rất riêng với những kênh podcast mang đậm tính giáo dục nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu giải trí và phù hợp với thị hiếu giới trẻ như Ghi-đông Radio, Oddly Normal, Trạm Dừng Cảm Xúc, Những Câu Chuyện Làm "Ngành"

Liều thuốc tinh thần cho người nói lẫn người nghe

podcast, trào lưu podcast, cảm hứng sáng tạo

Đại dịch Covid-19 và khoảng thời gian dài cách ly tại nhà khiến nhiều người buộc phải tìm đến những niềm vui mới như nấu ăn, trồng cây, đọc sách, vẽ tranh, viết sách… Nghe podcast cũng là một trong những thú vui đó, bởi phương thức này có thể dễ dàng kết hợp song song với một hoạt động khác.  

Đó cũng là khoảng thời gian chúng ta "thèm" sự kết nối một cách da diết. Việc trò chuyện, thủ thỉ với mọi người trở nên xa xỉ. Và podcast là một trong những phương thức mang lại cảm giác được kết nối, được trò chuyện và lắng nghe. 

Đại dịch Covid-19 hoành hành trong hai năm qua đã lấy đi của chúng ta rất nhiều thứ. Tuy vậy, xét ở một góc độ khác, nó cũng mang đến nhiều cơ hội để thay đổi bản thân và "detox" cuộc sống. Việc "sống chậm" giúp nhiều người nhìn lại bản thân và chăm chút đứa trẻ bên trong mình. Có thể nói, podcast là loại hình mang giá trị chữa lành sâu sắc ở thời điểm hiện tại. Sự đồng điệu giữa người sáng tạo nội dung và các thính giả là liều thuốc tinh thần cho cả hai phía. Người làm podcast mong muốn được lắng nghe. Người nghe podcast thì đi tìm kiếm bản thân mình trong những câu chuyện đó. Đặc biệt là ở những podcast mang nội dung về tâm lý và chất lượng sống.

Một trong số đó là Ghi-đông Radio được host bởi Nguyễn Khoa với bút danh là Thanh Minh. Podcast của Ghi-đông là những câu chuyện về những người trẻ trưởng thành đi tìm hạnh phúc cho riêng mình, xoay quanh các chủ đề Chất lượng sống (Well-being), Tâm lý (Psychology) và Tình yêu (Sexuality). Podcast được phát hành định kỳ vào mỗi thứ 7 hàng tuần trên các nền tảng Spotify, Zing Mp3, Mây, Youtube Apple Podcast. Chỉ sau 4 tháng ra mắt, Ghi-đông chính thức nằm trong Top 50 Podcasts Channel Vietnam trên Spotify với vị trí thứ 47. Đây là minh chứng cho thấy những câu chuyện của Ghi-đông ngày càng được lắng nghe nhiều hơn và các thông điệp tích cực đã dần được lan toả trong giới trẻ. Đặc biệt là các số podcast có nội dung sâu sắc như Lòng Biết Ơn, Luật Hấp Dẫn, Đại Dịch Cô Đơn, Tích Cực Trong Tiêu Cực, Tích Cực Độc Hại, Inner Child - Đứa Trẻ Tổn Thương Bên Trong, Pandemic Fatigue…

Giờ đây, dù cho thời gian cách ly xã hội đã kết thúc, những giá trị mà podcast mang lại vẫn còn vẹn nguyên. Và giữa thời đại số này, khi thị hiếu và nhận thức về các chủ đề văn hoá, nghệ thuật, kinh tế... của người trẻ, đặc biệt là trong giới sáng tạo ngày càng tăng cao, chắc chắn loại hình này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. 


ADVERTISEMENT