The Art Corner Tour nghệ thuật “Nhặt lá rừng xưa” - lắng nghe những câu chuyện về lịch sử Việt Nam qua “hơi thở từ vải vóc”
- Điều phối bởi: Lê Thuận Uyên, Vân Đỗ
- Thời gian: Từ 16:00 đến 18:00 ngày 06/06/2020
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt
- Phí tham gia:
+ Vé người lớn: 100,000VND (online); 130,000VND (tại cửa)
+ Vé học sinh/sinh viên/hội viên Inner Circle: 40,000VND (với thẻ học sinh/ sinh viên/ hội viên)
- Thông tin chương trình và mua vé tại đây: https://bitly.com.vn/R6sQ5
- Trang Facebook của sự kiện: https://bitly.com.vn/RPIF0
"Nhặt Lá Rừng Xưa" là triển lãm của nữ nghệ sĩ Võ Trân Châu, một trong số ít nghệ sĩ tại Việt Nam hài hoà các phương pháp của nhiếp ảnh và vải vóc. Võ Trân Châu phủ kín không gian triển lãm bằng các bức tranh ghép bằng vải, "thì thầm" câu chuyện về những công trình kiến trúc và biểu tượng văn hoá - nhân chứng của thời gian, đón nhận đời sống xã hội nội tại cũng như những ảnh hưởng từ bên ngoài. Sử dụng vật liệu chính là quần áo cũ, Châu tái dựng hình ảnh của những công trình kiến trúc đã bị phá huỷ cũng như kể những ẩn khuất đời sống qua những khung cảnh địa phương làm nên cá tính cho một thành phố cũng như những cộng đồng trong đó.
Trong hành trình tìm kiếm những thứ đã mất đi, khơi dậy kí ức của Võ Trân Châu, đâu là những dòng suy nghĩ khác mà nghệ sĩ đã khéo léo đan cài vào? Tại sao cô lại chọn làm việc với vải vóc, đặc biệt là với quần áo cũ thu lượm được? Hãy cùng các giám tuyển của triển lãm lần lại câu chuyện ‘hậu trường’ và khám phá những cách khác nhau mà xã hội đương đại Việt Nam ghi nhớ, hoặc gạt bỏ một phần di sản lịch sử cũng như vì sao việc gìn giữ các mảnh kí ức lại quan trọng.
Về Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory
The Factory là trung tâm nghệ thuật đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam được nghệ sĩ Tia - Thuỷ Nguyễn thành lập năm 2016 với chủ đích dành riêng cho nghệ thuật đương đại. Mục tiêu của The Factory là trở thành điểm đến năng động cho nghệ thuật, với không gian sử dụng đa chức năng, diện tích đáng kể, kèm đội ngũ chuyên môn có kinh nghiệm giám tuyển mang tầm cỡ quốc tế.
Cổng vào Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory.
The Factory cũng đặc biệt quan tâm tới việc phục vụ nhu cầu tìm tòi, học hỏi của cộng đồng nghệ sĩ và người yêu nghệ thuật địa phương; đồng thời giúp đỡ nghệ sĩ trong quá trình thực hành hay tìm kiếm nguồn tài nguyên, hỗ trợ mang họ và công chúng đến gần nhau hơn. Khác với mảng nghệ thuật truyền thống – với đa dạng các phương thức thể hiện, từ sơn mài và lụa, tới múa rối và điêu khắc gỗ, mảng nghệ thuật đương đại vẫn chưa được công chúng địa phương hiểu và đón nhận. Những thiếu thốn trong việc giáo dục và cơ sở vật chất cho nghệ thuật đã dẫn tới sự hiểu biết và quan tâm chưa thấu đáo trước khả năng cạnh tranh của nghệ thuật đương đại Việt Nam trên phương diện quốc tế. Để lấp đầy phần nào lỗ hổng này, chúng tôi – thông qua việc cộng tác với các cá nhân và tổ chức đồng chí hướng ở cả trong và ngoài nước – thiết kế và khởi xướng các chương trình và dự án có khả năng liên kết đối thoại giữa các ngành nghề và nền văn hoá khác nhau, và có giá trị lâu dài trong việc thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật và phát triển công chúng quan tâm đến văn hoá ở Việt Nam.
Một góc không gian của The Factory.
Không gian triển lãm: ‘Giao diện’, triển lãm cá nhân của Oanh Phi Phi. Tổ chức bởi The Factory, 10/05 – 21/07/2019.
Qua các chuỗi triển lãm và chương trình dành cho cộng đồng mang tinh thần mới mẻ và nội dung độc đáo – bao gồm workshop giáo dục, biểu diễn nghệ thuật, tọa đàm và trình chiếu phim, chúng tôi hy vọng phản ánh tính sáng tạo – phản biện của quang cảnh nghệ thuật đương đại Việt Nam.
Không gian triển lãm: ‘Hư cấu không thể thiếu’, triển lãm đôi của Tammy Nguyễn và Hà Ninh Pham. Giám tuyển bởi Zoe Butt và Bill Nguyễn. Tổ chức bởi The Factory, 16/08 – 27/10/2019.Không gian triển lãm: ‘Nhặt Lá Rừng Xưa’, triển lãm cá nhân của Võ Trân Châu. Giám tuyển bởi Lê Thuận Uyên và Vân Đỗ. Tổ chức bởi The Factory với sự hỗ trợ của Galerie Quynh, 14/02 - 07/06/2020.
Không gian triển lãm: ‘Nhặt Lá Rừng Xưa’, triển lãm cá nhân của Võ Trân Châu. Giám tuyển bởi Lê Thuận Uyên và Vân Đỗ. Tổ chức bởi The Factory với sự hỗ trợ của Galerie Quynh, 14/02 - 07/06/2020.
Để hiểu hơn về The Factory, bạn có thể tìm hiểu tại www.factoryartscentre.com