share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Triển lãm "Sơn ta +": Gợi nhớ cội nguồn của nghệ thuật sơn mài truyền thống


ADVERTISEMENT

Vừa qua, Dream Partner đã phối hợp với S Plus tổ chức triển lãm "Sơn ta +" với 33 bức tranh sơn mài truyền thống của 11 hoạ sĩ được trưng bày tại không gian của S Plus, Hà Nội.

Triển lãm "Sơn ta +" tại Hà Nội

Tác phẩm 'Sơn lâm vĩnh cửu' của Trần Đình Bình (trái) và 'Không gian lam 2' của Lý Trực Sơn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Sự kiện triển lãm "Sơn ta +" nhằm dẫn dắt và giới thiệu đến khán giả về nghệ thuật sơn mài truyền thống. Đến với triển lãm, sau khi liên hệ với BTC, khán giả sẽ được sắp xếp người đón tiếp và dẫn dắt đi xem tranh cũng như trao đổi và trò chuyện cùng các họa sĩ.

Những tác phẩm được trưng bày gợi người xem nhớ về những ngày đầu hình thành và phát triển của sơn ta trong sơn mài. Theo họa sĩ Lý Trực Sơn, đó là thời điểm sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Đại học Mỹ thuật Việt Nam hiện nay) lần đầu thử nghiệm chất liệu này.

Tác phẩm 'Ký ức thời gian' của Vũ Thu Hiền. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Khi nói về sơn mài trong hội họa ngày nay, ông cũng chia sẻ thêm:

"Sơn mài vốn là chất liệu khó vẽ. Nhiều họa sĩ muốn vẽ từ chất liệu trực tiếp hơn. Vì vậy, chỉ những người thật sự có rung động với nó mới theo đuổi được."

Sau nhiều năm theo đuổi nghệ thuật sơn mài, họa sĩ Lý Trực Sơn cho rằng chất liệu sơn ta trong sơn mài sẽ là một chất liệu quan trọng, một nét đẹp nghệ thuật đáng trân trọng trong nền hội họa nước nhà. Đồng thời, chất liệu này mang sức hấp dẫn rất lớn đối với những họa sĩ trẻ Việt Nam.

Tác phẩm 'Ranh giới' của Công Quốc Thắng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nghệ thuật sơn mài và chất liệu sơn ta

Sơn ta là chất liệu dùng để vẽ tranh sơn mài và chỉ ở Việt Nam mới có. Sơn ta được lấy từ nhựa cây sơn, trồng nhiều tại Phú Thọ, sau đó pha với bột màu tự nhiên để vẽ. Một trong những lý do ít được dùng hơn sơn Nhật là bởi vì màu sắc sơn ta không đa dạng, chỉ xoay quanh màu đỏ cánh sen hoặc là màu đen.

Tác phẩm Phu thê đối ẩm 2' của Trần Tiến Dũng và 'Em bé H'mong' của Trần Đình Bình. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các tác phẩm từ sơn ta luôn mang nét đẹp có chiều sâu và sắc nét hơn so với chất liệu sơn Nhật hay các loại sơn khác. Quá trình xây dựng một tác phẩm từ sơn ta cũng công phu hơn. Trong khi đó sơn Nhật đáp ứng được nhu cầu nhanh và giảm tải thời gian chế tác, vì vậy đang được các họa sĩ ưa chuộng hơn. Tuy nhiên hiệu quả cũng sẽ khác biệt. Sơn Nhật sẽ nhanh phai màu và dễ bong tróc hơn. Và quan trọng hơn, sơn Nhật không thể phản ánh hết được nét đẹp trong nghệ thuật vẽ tranh sơn mài truyền thống của Việt Nam.

Không gian triển lãm tại tầng hai. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Vì vậy, những nỗ lực từ các thành viên của nhóm họa sĩ Sơn ta trong công cuộc giữ gìn bản sắc nghệ thuật truyền thống này thật sự rất đáng trân trọng.

Các tác phẩm được tập trung làm nổi bật trong không gian phòng trưng bày. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)


ADVERTISEMENT