share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

"Lá phổi của Trái Đất" đã gần chạm tới điểm biến thành hoang mạc


ADVERTISEMENT

Chỉ riêng trong tháng 7 năm 2018, Amazon đã mất đi tới hơn 1 triệu kilomet rừng nhiệt đới. Diện tích đó lớn gấp đôi Tokyo. Đó là lượng suy giảm diện tích rừng lớn nhất trong vòng một tháng đã từng được ghi nhận - Báo The Guardian ghi nhận. Dữ liệu từ vệ tinh của Brazil đã chỉ ra rằng cứ mỗi phút, rừng Amazon mất đi một diện tích tương đương ba sân bóng đá cho những dự án kiến trúc, hoạt động trồng trọt và khai thác than đá. Tổng diện tích rừng bị mất đã lên tới 38% tính đến tháng 07/2018. 

Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng khí thải carbonic. Với hơn 2 triệu km2 rừng, nơi đây luôn được coi là lá phổi của trái đất. Quan trọng hơn, đây là nơi sinh sống của hơn 400 bộ tộc, bộ lạc. Tập quán sinh hoạt và văn hóa của họ gắn kết mật thiết với rừng Amazon. Thời gian gần đây đã có nhiều bộ tộc lên tiếng yêu cầu chấm dứt việc khai thác trái phép rừng Amazon trái phép dẫn đến nguy cơ biến mất hệ sinh thái đac luôn là nhà của hàng triệu loài động vật cũng như con người trong hàng ngàn năm qua. 

Trong vòng 50 năm qua, 20% diện tích rừng đã bị chặt phá - theo tạp chí Intercept. Nếu thêm 20% rừng nữa bị mất đi, sẽ dẫn tới hiện tượng khô hạn và rừng tự bốc cháy như hiện tượng đang xảy ra tại khu vực Siberia của Nga. Điều này không chỉ dẫn đến sự biết mất của một hệ sinh có tính chất sống còn đối với thế giới mà còn giải phóng một lượng khí Carbonic tương đương 140 tỉ tấn, gây ra hiện tượng đột biến khí hậu ( nền nhiệt gia tăng nhanh chóng với tốc độ không kiểm soát được, dẫn đến tình trạng "sốc nhiệt" ).  


ADVERTISEMENT