share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Tips & Advice Làm sao để kiên trì khi đang chán nản?


ADVERTISEMENT

Cố gắng bắt ép bản thân làm một việc gì đó trong khi không hề có tinh thần hứng thú là một điều hết sức kinh khủng và khó khăn. Chúng ta được khuyên nhủ, được đọc trong các quyển sách kỹ năng sống rằng hãy yêu thích và tận hưởng công việc đang làm, cố gắng quyết tâm mỗi ngày, song...bản thân lại chẳng cảm thấy thích thú, thậm chí là ghét, chúng ta không thể tận hưởng, chúng ta biết việc đó rất quan trọng nhưng vẫn không thể có một động lực nào thúc đẩy chúng ta làm. Hãy cố gắng đọc hết bài viết này và biết đâu bạn có thể tìm ra giải pháp cho mình nếu cũng đang gặp khó khăn tương tự.

Hiểu đúng nghĩa của từ kiên trì

Đại đa số chúng ta đều có quan niệm rằng, kiên trì là một động thái giúp chúng ta cố gắng tiếp tục làm một việc gì đó đến khi đạt được thành công. Nhưng nếu tìm hiểu kĩ, chúng ta có thể có một khái niệm chính xác hơn: kiên trì là một trạng thái của sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn, gian nan mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực. Điều này có nghĩa, việc kiên trì là động thái khi ta cố gắng nỗ lực với một thử thách hay một công việc nào đó, mà ta thực sự ghét nhưng chúng ta vẫn duy trì và tiếp tục cùng nó mỗi ngày. Và kiên trì có dẫn đến thành công hay không, sớm hay muộn đều phụ thuộc vào bản thân chúng ta đang thái độ với mục tiêu mình đang làm như thế nào.

Có hiểu đúng, chúng ta mới có thể thực hiện đúng.

Nếu kiên trì, hãy kiên trì đúng cách

Nếu đã hình dung rõ hơn về khái niệm kiên trì, bước tiếp theo bạn cần làm là hãy kiên trì sao cho thật đúng. Có một sự thật rằng, chúng ta đều nghĩ kiên trì là khi bản thân cố gắng thực hiện công việc nào đó thật nhiều lần để dần dần hình thành một thói quen để ép bản thân tuân theo thói quen đó. Điều đó có lẽ vẫn đúng trong một vài trường hợp, nhưng đó không phải là tất cả, dù cho cố lặp đi lặp lại và thực hiện thường xuyên nhất có thể điều mà bạn không thích thành thói quen, thì bản thân vẫn sẽ thấy chán ghét, thiếu động lực để rồi từ bỏ. Vì vậy, hãy bắt đầu với điều mà bạn thật sự muốn làm, có như thế, bạn mới có thể tìm được nguồn cảm hứng trong quá trình làm việc.

Bắt đầu với những việc mình thích luôn đem lại tinh thần phấn khởi.

Đồng thời, khi bắt đầu một việc gì đó, bạn phải trải qua những bước bắt đầu cơ bản rồi phát triển theo thời gian thì mới có thể trở nên thuần thục được. Cũng giống như việc để có thể chạy thật nhanh, bạn phải bắt đầu chập chững với những bước đi đầu tiên, tập đứng, tập giữ lấy thăng bằng. Hay để có thể viết được một đoạn văn đầy cảm xúc, bạn cũng phải trải qua một thời gian dài trau dồi, tập viết, đọc thật nhiều sách, tìm ra giọng văn phù hợp với chính mình. Có lẽ vì thế, khi làm một việc gì đó, hãy đi từ những bước cơ bản cũng như đừng ngại việc phải bắt đầu lại từ đầu, có điểm đầu thì mới có thể mới có điểm kết thúc, huống chi không ai sinh ra đã ở vạch đích, dù bạn đang ở trong môi trường nào, bạn cũng có vạch xuất phát của riêng mình.

Đừng ngần ngại với những bước bắt đầu gian nan, có nền tảng vững chắc, bạn mới có thể đứng vững trước những khó khăn, thử thách phía trước. 

Không có công thức cụ thể cho sự kiên trì

Đúng vậy, kiên trì không có một công thức nhất định. Mỗi người chúng ta sẽ có những cách trải nghiệm khác nhau và biết làm gì để bản thân có thể nhẫn nại theo đuổi một việc nào đó. Nếu bạn đang cố tham khảo tất cả các công thức hay phương pháp kiên trì của những người thành công, thì bạn nên dừng lại vì cách này sẽ không thể hiệu quả, mỗi người sẽ trải qua những gian nan, khó khăn khác nhau mà chỉ có chính bản thân mới có thể thấu hiểu và tìm được giải pháp cho riêng mình và tinh thần nghị lực thực sự để bước tiếp. Việc bạn cần làm là bình tĩnh suy nghĩ, xem xét thái độ của chính mình, nhìn vào sự thật của bản thân ở hiện tại để rồi từ đó nhận ra mình đang ở nấc thang nào của thử thách và đặt ra mục tiêu phấn đấu.

Mỗi người sẽ có những giải pháp khác nhau dành riêng cho bản thân mình.

Kiên trì để làm một việc gì đó khi đang cảm thấy chán nản thật sự là một điều hết sức khó khăn để chúng ta có thể trải qua. Dù vậy, mỗi người đều có những mục tiêu khác nhau để phấn đấu, từ việc mình thích đến những việc mà chỉ cần nghĩ tới là bản thân đã lắc đầu. Yếu tố cảm xúc và thái độ của chúng ta trước một vấn đề, là thứ rất quan trọng giúp chúng ta quyết định bản thân có nên tiếp tục kiên trì hay không. Nếu bản thân nhìn vào thực tế với một thái độ tích cực, ắt hẳn hiệu suất cũng như tinh thần để thực hiện việc ta đang làm cũng sẽ khác đi. Vì thế, hãy luôn giữ vững một lối suy nghĩ, cảm xúc tích cực đối với từng điều mình làm, có như vậy, chúng ta mới có thể hạn chế đi sự chán nản, bứt rứt khó chịu hay tình trạng căng thẳng.


ADVERTISEMENT