share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Những nước cờ cao tay trong phim Phi vụ triệu đô (Money Heist)


ADVERTISEMENT

1. Money Heist là gì?

Money Heist (tiếng Việt: Phi vụ triệu đô, tiếng Tây Ban Nha: La Casa de Papel) là phim giả lập vụ cướp Xưởng in tiền Tây Ban Nha và Ngân hàng Tây Ban Nha. Người cầm đầu là Giáo sư (The Professor) và 8 tên tội phạm đang bị truy nã không còn gì để mất. 

Hiện tại, Money Heist có tổng cộng 4 phần với 38 tập được đầu tư hoành tráng. Trong phần 1 & 2: nhóm cướp xông vào Xưởng in tiền Tây Ban Nha, thu về gần 1 tỷ USD. Sang đến phần 3 & 4, nhóm cướp chơi lớn khi cướp vàng trong Ngân hàng Tây Ban Nha, đến hiện tại vẫn chưa có hồi kết. 

2. Mỗi tên cướp là một màu sắc riêng đại diện cho các tầng lớp trong lòng Tây Ban Nha. 

Các thành viên trong nhóm được yêu cầu giữ kín danh tính và gọi nhau bằng tên các thành phố. Họ có lý lịch được che giấu kỹ lưỡng và tính cách đa chiều.

  • Phần 1-2: nhóm bao gồm 8 thành viên: Tokyo (Úrsula Corberó) - dẫn truyện, Berlin (do nam tài tử Pedro Alonso đóng vai) - thủ lĩnh băng cướp ở hiện trường phần 1 & 2, Rio, Nairobi, Denver, Moscow, Helsinki, Oslo.

  • Phần 3-4: nhóm kết nạp thêm các thành viên: Palermo - thủ lĩnh băng cướp ở hiện trường phần 3 & 4, Stockholm, Marseille, Manila. Nữ thanh tra Raquel Murillo trở thành người tình của Giáo sư với mật danh Lisbon.

Phe đối lập gồm các con tin, thanh tra, cảnh sát, Cục trưởng Cục tình báo hay Bộ trưởng Bộ nội vụ cũng rất đông đảo để cho ra lò những màn tranh đấu đầy gay cấn hồi hộp. 

3. Những quy tắc bất khả xâm phạm trong vụ cướp. 

  • Quy tắc trọng tâm: không giết người. Nhưng mới chỉ phần 1 của bộ phim, chính Berlin lại là người phá vỡ quy tắc này khiến mâu thuẫn nội bộ diễn ra. 

  • Không tình cảm cá nhân: đây là quy tắc khó thực thi nhất khi có khá nhiều love-line hình thành: Tokyo - Rio, Denver - Monica, Giáo sư - nữ thanh tra, Nairobi - Helsinki, Helsinki - Palermo. 

4. Ai thật sự là bộ não thực sự đứng sau Money Heist ngoài đời thực?

Álex Pina người được biết đến là đạo diễn của các bộ phim nổi tiếng như El embarcadero (The Pier), Paco’s Men và gần nhất là Locked Up kể về cuộc sống trong hệ thống nhà tù nữ.

5. Vì sao Money Heist trở thành hiện tượng toàn cầu?

Money Heist là phim quốc tế thành công nhất của Netflix khi lập kỷ lục "phim không nói tiếng Anh có lượng người xem lớn nhất thế giới". Vì những lý do sau:

Cốt truyện không ai ngờ tới, không giống những bộ phim hình sự, tội phạm thông thường.

Điểm khác nhau đầu tiên đó là người cầm đầu băng cướp phải nói “hiền khô nhất vùng”, uyên bác và nguyên tắc giống như ông giáo ở huyện. Lần đầu tiên việc đi cướp Ngân hàng lại được ủng hộ và đồng tình từ số đông công chúng như vậy. Điều đáng nói ở đây nữa là đi cướp mà ai nấy đều bình tĩnh, ăn, ngủ đầy đủ. Hoạt động bên trong nơi bị cướp vẫn diễn ra bình thường như chưa có gì xảy ra. Ở phần 1 & 2, xưởng in tiền vẫn sản xuất, sang đến phần 3 & 4 thì mọi người nung vàng ngay bên trong Ngân hàng. Hơn nữa, rõ ràng là “cướp" nhưng không được gọi là cướp mà chỉ gọi là “lấy đi", “thu về" vì theo Giáo sư “chúng ta không cướp tiền của họ mà tự in tiền tự dùng".

Không chỉ dùng vũ lực mà Giáo sư còn chiến tranh trên mặt trận truyền thông. Cũng có thể đây là lần đầu tiên bản thân người xem chắc hẳn đứng về phía bọn cướp hơn là pháp luật. 

Nhịp điệu nhanh, tình thế xoay chuyển bất ngờ, nhiều cú plot twist:

 

Cứ tưởng sẽ thoát trót lọt nhưng cuối cùng lại bị tóm. Tưởng sẽ thua lại lật ngược thắng bất ngờ. Tưởng có được bằng chứng lại bị tiêu hủy ngay trước giờ G. Những tình tiết của bộ phim không dành cho những ai yếu bóng vía. 


ADVERTISEMENT