share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Những sáng kiến bền vững cho tương lai của ngành du lịch


ADVERTISEMENT

Sức hấp dẫn của những chuyến đi cũng đến cùng gánh nặng về mặt khí thải với môi trường. Du lịch và vận tải là hai yếu tố tác động trực tiếp đến phát thải khí nhà kính và chiếm tỷ trọng đặc biệt lớn, với 75% tổng lượng khí thải chỉ đến riêng từ việc vận chuyển cho các chuyến du lịch. 

Bên cạnh đó, lượng khí thải từ du lịch cũng tác động đến khí hậu theo những cách khác như tăng nồng độ khí nhà kính, axit hoá đại dương hay các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Nhận thức rõ điều này, ngành du lịch nói chung và hoạt động vận tải nói riêng đang có những biến chuyển tích cực hướng đến tương lai bền vững. Trong khi cách thức truyền thống đang ngày càng chứng minh tác động tiêu cực của mình đến môi trường, ngành du lịch đã tích cực đầu tư cũng như tìm kiếm những cách thức và công nghệ mới. Không chỉ với hàng không, ngay cả thương hiệu du thuyền hay các khu nghỉ dưỡng hạng sang cũng đang giới thiệu nhiều giải pháp công nghệ quy mô nhằm hướng đến tính bền vững và giảm phát thải carbon. 

Ảnh: Air New Zealand

Nhiên liệu hàng không tái tạo 

Một số hãng hàng không quốc tế đặt trọng tâm phát triển bền vững là mối quan tâm hàng đầu, bằng việc cam kết phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng nghĩa với việc các thương hiệu này buộc phải tìm kiếm công nghệ mới, thay đổi cách thức vận hành và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Ngoài những sáng kiến có thể thực hiện được ngay lập tức như loại bỏ nhựa dùng một lần trên máy bay hay tránh lãng phí thực phẩm, nhiên liệu là yếu tố quan trọng nhất giúp các chuyến bay trở nên “sạch” hơn. Các nguồn năng lượng mới lần lượt được giới thiệu, từ pin điện, hybrid cho đến hydro… 

Ảnh: Finnair

Những nguồn nhiên liệu hàng không bền vững đã được thử nghiệm bởi nhiều hãng hàng không. Turkish Airlines đã thử nghiệm nhiên liệu phản lực carbon âm mới và đang phát triển một loại nhiên liệu sinh học tổng hợp có nguồn gốc từ thực vật tảo siêu nhỏ, giúp loại bỏ những lo ngại về môi trường liên quan đến nhiên liệu sinh học từ cây trồng, chẳng hạn như sử dụng nước và cạnh tranh đất nông nghiệp. Để đảm bảo toàn bộ quy trình có lượng khí thải carbon âm ròng. 

Air New Zealand cũng đã giới thiệu sáng kiến ​​Flight NZ0, trong khi United Airlines tiến hành điện khí hóa đội bay và đầu tư vào nhiên liệu sinh học hay thu giữ carbon nhằm giúp những du khách có ý thức về khí hậu trực tiếp hỗ trợ các sáng kiến ​​thu giữ carbon để bù đắp lượng khí thải trong chuyến đi. Bằng việc hợp tác với ClimeWorks, carbon sẽ được thu giữ vĩnh viễn trong đá bazan của Iceland.  

Ảnh: Heart Aerospace

Máy bay chạy bằng điện cũng đã được thử nghiệm và sẽ vận hành cho các chuyến bay ngắn. Năm 2023, hãng hàng không Scandinavian SAS công bố bán vé cho chuyến bay “điện” đầu tiên. Máy bay được Heart Aerospace phát triển. Hãng này cũng hợp tác với Air Canada cho máy bay thương mại Sealand Flight. 

Du thuyền xanh 

Trong bối cảnh các loại hình du lịch đang ngày càng trở nên đa dạng, máy bay không chỉ là phương tiện vận tải duy nhất đặt gánh nặng lên môi trường. Du thuyền cũng là ngành đóng góp lượng carbon lớn bởi tải trọng nặng và thời gian di chuyển dài. Khái niệm du thuyền bền vững mới chỉ được giới thiệu trong vài năm trở lại đây. 

Hurtigruten Group (Na Uy) đã giới thiệu dòng du thuyền chạy bằng pin hybrid đầu tiên trên thế giới vào năm 2019 có tên MS Roald Amundsen. Đây được coi là sự kiện quan trọng nhằm thiết lập tiêu chuẩn mới cho ngành công nghiệp du thuyền nhằm hướng đến những hải trình bền vững.  Khả năng đẩy điện của tàu, kết hợp với thiết kế sáng tạo phần thân tàu hỗ trợ cắt giảm 20 phần trăm lượng khí thải carbon, tương đương 3.000 tấn carbon mỗi năm.    

Ảnh: Hurtigruten Group

Hurtigruten cũng đang chuyển đổi thêm ba tàu của mình thành tàu thám hiểm pin hybrid gồm MS Richard With, MS Kong Harald và MS Nordlys. Cả ba đều sẽ được lắp lại động cơ chính và bộ pin mới để cắt giảm 25% lượng khí thải carbon. Ngoài ra, trên các tàu Coastal Express chuyên dành cho hành trình khám phá vịnh hẹp của Na Uy, Hurtigruten cũng đang bổ sung các hệ thống khử xúc tác chọn lọc để cắt giảm 80% lượng khí thải nitơ oxit.      

Sáng kiến từ khu nghỉ dưỡng

Các khu nghỉ dưỡng có đủ tiềm năng để phát triển các chương trình bền vững và bảo tồn tự nhiên. Nhiều khu nghỉ dưỡng cạnh biển đã kết hợp chương trình bảo tồn đại dương bằng việc đưa khu bảo tồn vào không gian nghỉ dưỡng của mình. Nếu như Misool Resort ở Raja Ampat, Indonesia tạo ra một khu bảo tồn biển ở vùng biển xung quanh khách sạn nhằm tái tạo một trong những rạn san hô đa dạng sinh học nhất trên Trái đất, Khu nghỉ dưỡng Manta trên Đảo Pemba (Tanzania) tạo ra các khu bảo tồn đa dạng sinh học nhằm phục hồi hệ sinh thái động vật hoang dã trong các rạn san hô. Tại Belize, Khu bảo tồn biển Turneff Atoll cũng được Khu nghỉ dưỡng Turneff Flats phát triển. 

Ảnh: Misool Resort

Những phát kiến này không chỉ tác động tích cực đến tự nhiên mà còn mang lại lợi ích cho ngư dân địa phương. Hiệp hội hướng dẫn lặn chuyên nghiệp hướng tới bảo tồn 10.000 địa điểm đại dương vào năm 2025. Liên hợp quốc cũng đã đặt mục tiêu biến 30 phần trăm không gian đại dương của thế giới thành khu bảo tồn biển vào năm 2030. 

Ảnh: Raffles Singapore

Bên cạnh đó, sáng kiến liên quan đến giảm rác thải nhựa cũng được ngành khách sạn resort quan tâm. Một số ví dụ tiêu biểu như Playa Viva ở Zihuatanejo, Mexico (cam kết không sử dụng nhựa kể từ khi mở cửa vào năm 2008), Six Senses đã loại bỏ tất cả bao bì nhựa từ năm 2022, Raffles Singapore lại hợp tác với dịch vụ đóng gói EcoSpirits để đưa món cocktail sling huyền thoại và nhiều loại rượu vào các bao bì thân thiện với môi trường.


ADVERTISEMENT