share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Tìm về với thanh âm cổ điển


ADVERTISEMENT

Cuối tháng 3, đúng lúc tâm trạng ngổn ngang còn mọi thứ xung quanh thì như mớ hỗn độn, tôi được một người anh mời tham dự concert nhạc cổ điển do chính anh và những thành viên khác trong band Forte biểu diễn. Tôi nghĩ, đây có lẽ là dịp hay để mình “cởi trói” tâm trí, cho phép bản thân thả lỏng hoàn toàn trong không gian âm nhạc ấm cúng. Và quả nhiên, sức mạnh của âm nhạc rất đỗi kỳ diệu. Tôi không dám dùng từ “chữa lành” nghe có vẻ “đao to búa lớn”, nhưng ít nhất thì âm nhạc khiến lòng tôi “mềm” đi nhiều phần, cuộc sống xô bồ và mệt mỏi đã bị tạm bỏ lại ngoài kia.

wwk người trẻ nghe nhạc cổ điển, buổi nghe nhạc cổ điển, trình diễn nhạc cổ điển

Đôi nét về concert

Concert nhạc cổ điển ấy có cái tên rất thơ: “Hoàng hôn hồng”. Ngẫm lại mới thấy, sự xuất hiện vào cuối ngày không làm giảm độ đặc biệt của hoàng hôn, ngược lại còn khiến nó trở thành niềm vui be bé mà tất cả mọi người đều mải mê ngắm nhìn trên đường về nhà. Dù ngày đó của bạn có ra sao, giây phút trông thấy những gam màu gradient của hoàng hôn hẳn cũng giúp bạn thấy nhẹ nhõm đôi chút. Bởi lẽ này, concert lấy tên là “Hoàng hôn hồng”, xem như một phần thưởng dành cho những ai đã lao động hăng say cả ngày dài.

Đến với Hoàng hôn hồng, khán thính giả được đặt chân vào chuyến phiêu lưu kéo dài 2 tiếng để tìm về chữ “tình” và chữ “bình” ẩn sâu trong tâm hồn. “Tình” tức là tình yêu, còn “bình” là sự bình yên. Những bản phối trong concert tựa như sắc màu đa dạng của hoàng hôn, bởi giai điệu có lúc hùng hồn, mạnh mẽ, lúc lại êm ả và thanh bình. Để tạo nên những giai điệu đẹp và xúc động như thế, ta không thể không nhắc đến sự hòa âm của các nhạc cụ cổ điển, gồm violin, cello, sáo, piano; ngoài ra còn có hai nhạc cụ mới so với những concert trước kia của Forte là saxophone và guitar.

wwk người trẻ nghe nhạc cổ điển, buổi nghe nhạc cổ điển, trình diễn nhạc cổ điển

Về địa điểm, Hoàng hôn hồng diễn ra tại một quán cà phê “núp” hẻm, không gian không quá lớn, mọi thứ cũng được bài trí đơn giản. Dẫu vậy, đây lại là điều khiến concert trở nên gần gũi, ấm cúng khi nghệ sĩ nhẹ nhàng tâm tình còn khán giả có thể lắng nghe trọn vẹn từng lời thủ thỉ đó trong một không gian vừa đủ. Sự cộng hưởng của ánh đèn vàng mờ mờ cũng giúp đẩy cảm xúc của người nghe lên rất nhiều.

Sự kỳ diệu của âm nhạc

Tôi nhận ra cảm xúc khác lạ của mình ngay từ khi giai điệu đầu tiên của “chuyến phiêu lưu” cất lên, mà nhớ không nhầm thì đó là bài Eine Kleine Natchmusik (Mozart). Thanh âm đặc trưng của mỗi loại nhạc cụ vừa có “đất diễn”, vừa hòa hợp vào nhau để cùng ngân lên khúc ca tuyệt đẹp. Cũng bởi đây là lần đầu tiên được thưởng thức nhạc cổ điển “sống” nên tôi cảm thấy mọi thứ đều “như thật, như mơ”. Cho đến bài thứ hai là A town with an ocean view (Joe Hisaishi) - bản nhạc không lời trong phim hoạt hình Nhật Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki, tôi bắt đầu thấy rưng rưng mà chẳng rõ lý do.

Cứ thế, Forte đã dẫn dắt tôi cùng những vị khán thính giả khác đi qua rất nhiều bản nhạc nổi tiếng như Princess Mononoke, Sunflower, Beauty and the Beast, A whole new world cho đến cả Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Đôi bờv.v. Song song đó là những lời chia sẻ thân thương nối liền mạch cảm xúc giữa các tiết mục và ý nghĩa xung quanh hai chữ “tình” và “bình”.

wwk người trẻ nghe nhạc cổ điển, buổi nghe nhạc cổ điển, trình diễn nhạc cổ điển

Trong hành trình ấy, tôi thấy mình được giải tỏa rất nhiều cảm xúc tiêu cực thường ngày. Sự rưng rưng ban đầu cho đến nỗi xúc động trào dâng về sau của tôi một phần đến từ màn biểu diễn quá thăng hoa của band, phần còn lại đến từ chính mình khi trong mình “vỡ” ra những dồn nén bấy lâu. Âm nhạc khiến tôi cảm thấy được an ủi, vỗ về. Lúc này, không “tiếng ồn” nào có thể “làm phiền” chúng tôi, không gian chỉ còn lại những giai điệu ngọt ngào, thăng - trầm đan xen, nâng đỡ nhau bay cao vút.

Thêm một điều đặc biệt nữa là tất cả những bản nhạc trong concert Hoàng hôn hồng tôi đều thấy rất quen, chí ít là mình từng nghe ở đâu đó nhưng là bản phối hiện đại. Cho nên, khi gặp lại điều quen thuộc nhưng được thể hiện theo phong cách cổ điển như hôm ấy, bản thân tôi càng thêm thích thú và xúc động.

Điểm giao nhau giữa người trẻ và nhạc cổ điển

Trước đây, tôi không nghĩ là có hoặc rất khó để tìm ra điểm giao nhau giữa người trẻ và dòng nhạc “kén” người nghe ấy. Cho đến hôm tham dự concert, suy nghĩ của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Trong phút chốc, tôi thấy khoảng cách giữa sự hiện đại và cổ điển đã được rút ngắn lại, vì có rất nhiều người trẻ đến với Hoàng hôn hồng, mà bản thân nghệ sĩ biểu diễn cũng thuộc Gen Z.

wwk người trẻ nghe nhạc cổ điển, buổi nghe nhạc cổ điển, trình diễn nhạc cổ điển

Để lý giải cho điều này, tôi có hai quan điểm như sau. Trước hết, phải nói rằng người trẻ ngày nay có xu hướng hoài niệm, tìm về những gì xưa cũ. Nghệ thuật ngoài âm nhạc còn có chụp ảnh, mà bằng chứng rõ ràng nhất là không ít người trẻ “mê mẩn” thú chụp ảnh film. Việc đi ngược dòng chảy hiện đại có cái thú vị riêng của nó, giúp ta tạm thoát khỏi sự ồn ào xung quanh để tìm kiếm cảm giác dễ chịu, bình yên hơn.

Thứ hai, nhạc cổ điển không hề khô cứng như ta thường nghĩ. Nhạc cổ điển đã bắt đầu tìm ra cách lan tỏa rộng rãi và tiệm cận thế hệ trẻ hơn rất nhiều. Dòng nhạc này không còn chỉ dành cho giới chuyên môn hay gói gọn trong những sự kiện trọng đại. Thoát ra được những ý nghĩa to lớn, nhạc cổ điển trở về với mục đích đơn thuần của đặc trưng thể loại nói riêng và tác dụng của âm nhạc nói chung là giảm căng thẳng, giải tỏa những cảm xúc không thể nói thành lời, giúp ta dễ dàng đối diện với chính mình. Có thể nói, nhạc cổ điển giờ đây đã trở nên gần gũi hơn, không quá sang trọng hay cầu kỳ, nhằm “chinh phục” cả những khán thính giả không chuyên.

wwk người trẻ nghe nhạc cổ điển, buổi nghe nhạc cổ điển, trình diễn nhạc cổ điểnCác thành viên Forte

Với nỗ lực phá bỏ thành kiến dành cho nhạc cổ điển, các nghệ sĩ thường áp dụng một số cách sau cho concert của mình:

  • Chọn lựa tác phẩm trình diễn với thời lượng vừa phải, ưu tiên những bản nhạc bất hủ, nhạc phim quen thuộc, v.v. để người nghe không thấy quá khó khăn hay nặng nề trong việc tiếp nhận giai điệu.
  • Bên cạnh những thanh âm cổ điển, sự góp giọng của ca sĩ sẽ là điểm nhấn vừa lạ, vừa quen cho tiết mục.
  • Bản thân sự dẫn dắt qua những lời chia sẻ của nghệ sĩ hay người dẫn chương trình cũng tác động mạnh đến cảm nhận của người nghe.
  • Dáng vẻ say mê, thăng hoa của người nghệ sĩ trên sân khấu hẳn cũng là một dấu ấn khó phai trong lòng khán thính giả.

Chung quy lại, tất cả những điều trên góp phần làm nên một concert nhạc cổ điển mãn nhãn, đã tai và cũng thật rung động trái tim.

Khép lại buổi biểu diễn quá nhiều cảm xúc, tôi đã hiểu vì sao dòng nhạc này lại dần được người trẻ yêu thích. Nếu có dịp, bạn hãy thử tắt chuông điện thoại và “off” tất cả mạng xã hội rồi đi thưởng thức nhạc cổ điển “sống”. Đây chắc chắn là trải nghiệm rất đáng để thử đấy!


ADVERTISEMENT