share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Environmental Movement Các đợt sóng nhiệt trong tương lai như muốn nuốt chửng cả Ấn Độ, nhiều nơi con người sắp không thể tồn tại


ADVERTISEMENT

Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Ấn Độ là một trong những quốc gia dự kiến ​​sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động của khủng hoảng khí hậu, ngay cả khi thế giới thành công trong việc cắt giảm khí thải nhà kính, hạn chế sự gia tăng nhiệt độ, một số khu vực của Ấn Độ được dự đoán sẽ trở nên nóng đến mức con người không thể sống sót. ​

Nguồn ảnh: AP Photo/Mahesh Kumar A

15 địa điểm nóng nhất thế giới là ở Ấn Độ, Pakistan

Khác hẳn những buổi sáng thường ngày, Shalini không đến trường cùng bạn bè mà lại cùng mẹ thu gom những miếng bánh phân bò đốt lò để chuẩn bị cho bữa ăn sáng. Cô bé được gia đình cho ở nhà để tránh cái nóng đang hoành hành ở Bihar, tiểu bang nghèo nhất Ấn Độ. Đã có 100 người thiệt mạng khiến Chính quyền lo ngại và quyết định đóng cửa tất cả các trường học, cao đẳng và trung tâm huấn luyện trong 5 ngày, đi kèm với các cảnh báo ở trong nhà hay chỗ râm mát, ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm của tất cả người dân, trong đó bố cô, ông Pradeep nguồn mang về nguồn thu nhập chính của gia đình cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Không khí nghèo đói như bao trùm lấy toàn bộ khu vực, Bihar vốn đã nghèo lại càng khó khăn hơn.

Những bác xích-lô vất vả với cuộc sống mưu sinh dưới cái nắng khủng khiếp ở Ấn Độ

Đỉnh điểm, mới đây một báo cáo cho biết, những đợt nắng nóng khắc nghiệt đã giết chết hơn 100 người ở Ấn Độ trong mùa hè này và dự đoán sẽ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian tới. Trong 15 địa điểm nóng nhất thế giới, Ấn Độ có đến 8, còn lại thuộc về nước láng giềng Pakistan, theo El Dorado.

Một ảo ảnh vì nắng nóng tại New Delhi hôm 10/6/2019

Thành phố sa mạc Rajasthan có lẽ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sóng nhiệt, theo Cục Khí Tượng Ấn Độ (IMD). Sức nóng cực độ đã bùng phát toàn bộ Rajasthan, ghi nhận mức cao kỷ lục 50,6 độ C vào tháng 6/2019. “Một nông dân từ quận Sikar ở Rajasthan đã chết do say nắng” - các quan chức chính phủ tiểu bang cho biết. Churu, cửa ngõ vào sa mạc Thar ở phía tây của bang Rajasthan, nước được đổ trên các con đường để hạ thấp nhiệt độ, khẩn cấp chuẩn bị các phòng cấp cứu có thêm máy điều hòa không khí, máy làm mát và thuốc. Cũng tại nơi này, 3 năm trước, vào ngày 19/5/2016 ghi nhận mức nhiệt độ nóng kỷ lục ở mức 51 độ C. 

Thời tiết quá nóng gây mất nước và sốc nhiệt tại Calcutta, India

Liên tiếp đã có 17 người đã chết trong ba tuần qua do sóng nhiệt ở bang miền nam Telangana. Một ứng dụng giao đồ ăn tên Zomato cũng đã yêu cầu khách hàng của mình chào đón nhân viên giao hàng bằng một ly nước lạnh. Thủ đô New Delhi cũng vừa tiếp nhận một đợt nắng nóng kéo dài hơn 2 ngày với “mức sàn” nhiệt độ chạm mức 45 độ C. IMD cho biết, sức nóng cực độ có thể kéo dài trong suốt tuần này trên khắp các bang Rajasthan, Maharashtra, Madhya Pradesh, Punjab, Haryana và Uttar Pradesh.

"Sóng nhiệt trong tương lai có khả năng nhấn chìm toàn bộ Ấn Độ" - AK Sahai và Sushmita Joseph, thuộc Viện Khí Tượng Nhiệt Đới Ấn Độ, tại Pune cho biết.

Người dân tìm đến các vòi nước công cộng để tìm cách giải thoát cho mình khỏi cơn nắng nóng

Năm ngoái, đã có 484 đợt sóng nhiệt chính thức trên khắp Ấn Độ, tăng 21 đợt so với năm 2010, khiến hơn 5.000 người chết. Số liệu năm nay dự tính cho thấy cũng không kém là bao.

Dự báo nhiệt độ một số khu vực ở Ấn Độ ngày 10/6. Ảnh: NASA

Tuy nhiên, nhiệt độ không chỉ là tác nhân duy nhất. Mọi thứ như muốn chống lại Ấn Độ khi gió mùa Nam Á hàng năm, nguồn cung cấp nước mưa năm nay lại đến chậm, gần như kỷ lục. Các sông và hồ trong khu vực đã bắt đầu cạn kiệt, một số người đã dừng giặt quần áo để tiết kiệm nước trong thời gian này.

Một đập nước khô cạn vì nắng nóng ở phía bắc Karnataka, Ấn Độ

Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn đầu đối phó với sóng nhiệt

Trong ngắn hạn, Cục Khí Tượng Ấn Độ hợp tác với các Sở Y Tế nhà nước để tạo ra một hệ thống tin nhắn cảnh báo sớm cho người dân khi có sóng nhiệt, những trạm uống nước được lắp đặt trên đường. Đồng thời, Ấn Độ đang tìm kiếm những giải pháp lâu dài.

Tháng 5/2019, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã công bố kế hoạch bổ sung 500 gigawatt năng lượng tái tạo vào lưới điện của đất nước vào năm 2030, chiếm ít nhất 40% công suất điện của Ấn Độ. Đất nước này cũng đang trồng rừng để giúp loại bỏ khí thải carbon.

Nhưng Ấn Độ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nhà máy điện than. Một báo cáo của Cơ Quan Điện Lực Trung Ương Ấn Độ công bố cho thấy năng lượng than vẫn có thể chiếm một nửa sản lượng điện của Ấn Độ vào năm 2030, bất chấp các khoản đầu tư vào năng lượng mặt trời.

Khả năng sống sót trong tương lai của Nam Á

Để xem xét câu hỏi về khả năng sống sót trong tương lai ở Nam Á, các nhà nghiên cứu đã xem xét hai kịch bản do IPCC đưa ra: Thứ nhất là nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 4,5 độ C vào cuối thế kỷ. Thứ hai là dự đoán lạc quan hơn về mức tăng trung bình 2,25 độ C. Tuy vậy, cả hai đều vượt quá mục tiêu “Thỏa thuận Paris” là giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2100 chỉ tăng dưới 2 độ C.

Nắng nóng tại Calcutta, India

Nếu tiếp tục sản xuất khí nhà kính với tốc độ hiện tại, chúng ta cần nhìn thẳng vào một kịch bản nóng hơn: KHẢ NĂNG SỐNG SÓT SẼ BỊ VƯỢT QUÁ Ở HẦU HẾT NAM Á, tiêu biểu ở cao nguyên Chota Nagpur của Ấn Độ, thung lũng sông Hằng màu mỡ, bờ biển đông và đông bắc Ấn Độ, phía đông bắc Bangladesh, phía bắc Sri Lanka và Thung lũng Indus của Pakistan.

Tê giác một sừng Ấn Độ trong Công viên Quốc gia Ấn Độ đang khát nước và mệt mỏi dưới cái nắng kỷ lục

Một điều đáng lưu tâm ở đây, hầu hết những nơi bị tác động bởi sóng nhiệt ở Ấn Độ lại chịu thêm ảnh hưởng chồng chéo bởi cái nghèo, khiến khó khăn thêm chồng chất. Những nơi này có dân số dày đặc và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào đánh bắt cá và nông nghiệp. Trong khi ở một số quốc gia ở bán cầu bắc cảm thấy ấm hơn khi nóng lên toàn cầu thì ở gần xích đạo, những nước như Ấn Độ, Pakistan, … đang phải đối mặt với những điều hết sức tồi tệ. ​

Với các đợt sóng nhiệt được dự đoán trong tương lai, khả năng sống sót của hơn một tỷ người ở khu vực Nam Á đang bị đe dọa. Thiết nghĩ, tất cả các quốc nên nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này và chung tay để giải quyết, đây không phải là lúc ngồi xuống để bàn bạc về miếng bánh kinh tế mà là nhìn nhận sâu hơn nữa về vấn đề: NHÂN ĐẠO. 

 


ADVERTISEMENT