share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Cuisine Có gì trong món mì lạnh nức tiếng xứ Hàn?


ADVERTISEMENT

Cuộn mì dai mềm nhúng trong nước dùng thanh mát, pha thêm một chút nước sốt trái cây cùng đồ ăn kèm giòn tươi... mì lạnh được biết đến như một đặc sản của ẩm thực xứ Hàn. Thế nhưng, những bật mí thú vị về món ăn này chắc hẳn sẽ khiến bạn bất ngờ.

mì lạnh Hàn Quốc, ẩm thực Hàn Quốc, Pyongyang Naengmyeon, HamHung NaengmyeonẢnh: Tổng cục Du lịch Hàn Quốc

Món ăn với nguyên liệu đặc trưng

Mì lạnh có sự tổng hòa nhiều nguyên liệu như: kiều mạch, thịt bò, củ cải, kim chi, lê, dưa chuột, trứng luộc. Trong đó, thành phần “linh hồn” chính là kiều mạch, loại cây thuộc số ít có thể trồng được vào mùa đông. Mảnh, nhẹ và không chứa gluten nên sợi mì sẽ bị gãy khi cho vào nước nóng, vì vậy, người ta đã nghĩ ra cách vo tròn cuộn mì rồi ướp với nước dùng lạnh, đựng trong bát bằng thép chịu nhiệt tốt để giữ nguyên hình dạng của mì.

Cũng vào lúc bấy giờ, khi thiết bị làm lạnh chưa phổ biến, người dân dùng dongchimi làm nước súp cho món ăn. Đây là một loại kim chi nước chế biến từ củ cải Hàn Quốc, được làm vào mùa thu hoạch cuối thu đầu đông. Cụ thể, củ cải sẽ được ướp với muối hạt đến lúc mềm rồi pha với nước muối loãng. Sau đó đựng hỗn hợp trong chum vại và đem chôn xuống đất đến lúc lên men. Thời gian ủ tối đa lên đến 3 tháng. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, chỉ cần từ 2-3 ngày là đã có thể hoàn tất quá trình này.

mì lạnh Hàn Quốc, ẩm thực Hàn Quốc, Pyongyang Naengmyeon, HamHung NaengmyeonẢnh: The Spruce Eats

Người ta hầm thịt lợn, thịt gà hoặc thịt bò để dung hòa với vị đắng của củ cải, nhờ vậy mà phần nước dùng dậy lên hương vị chua ngọt khó cưỡng. Ngoài ra, trước khi bỏ vào nước dùng, mì phải được tráng qua nước sạch kỹ lưỡng, rửa trôi phần bột còn bám để tránh bị nhão. Theo quan niệm truyền thống, độ dài của sợi mì tượng trưng cho tuổi thọ và sự an lạc. Do đó, người ta thường để nguyên sợi mì khi ăn chứ không cắt thành từng đoạn.

Hai loại mì lạnh phổ biến

Trên thực tế, mì lạnh Hàn Quốc có rất nhiều phiên bản biến tấu tùy theo địa phương. Tuy nhiên, hai phiên bản được “điểm mặt chỉ tên” nhiều nhất là Pyongyang Naengmyeon và HamHung Naengmyeon.

Pyongyang Naengmyeon

Tên gọi này bắt nguồn từ chính nơi nó ra đời – Pyongyang, ngày nay là thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Ngoài ra, Pyongyang Naengmyeon còn có tên gọi dân dã là “mul-naengmyeon”, tức món mì lạnh dùng trong nước đá. Tương truyền, nhà hàng Okryu ở Bình Nhưỡng vào thập niên 60 là địa điểm nức tiếng với mì mul-naengmyeon. Đến cả cố Chủ tịch Kim Il Sung cũng từng hết lòng khen ngợi món ăn này và khuyến khích người dân gìn giữ tinh hoa ẩm thực quê hương.

mì lạnh Hàn Quốc, ẩm thực Hàn Quốc, Pyongyang Naengmyeon, HamHung NaengmyeonẢnh: kocis

Cách làm mul-naengmyeon được coi là công thức món mì lạnh nguyên bản. Sợi mì được nhào nặn từ hỗn hợp bột kiều mạch, bột củ dong và bột sắn dây. Phần nước dùng ninh từ thịt bò, giấm, chanh cô đặc, tỏi, gừng rồi được đem cất trong tủ lạnh. Khi ăn thì rưới nước dùng lên mì và cho thêm đá viên để gia tăng vị thanh mát. Ăn kèm thịt nguội, củ cải, dưa chuột thái sợi, lê và trứng luộc vừa chín tới.

Món mì là với hương vị hoàn hảo: vị hăng cay của kim chi, vị thơm ngọt của lê, vị đậm đà của thịt bò xen lẫn với vị chua bùi của nước dùng. Người ăn còn có thể cho giấm hoặc sốt mù tạt để món ăn thêm phần hấp dẫn.

Hamheung Naengmyeon

Tương tự, người ta cũng lấy tên thành phố Hamheung (Triều Tiên) để đặt cho loại mì này. Nó cũng có tên gọi gần gũi khác là “bibim-naengmyeon” – tức mì lạnh trộn. Nếu mul-naengmyeon tạo dấu ấn với phần nước dùng thì điều đặc biệt ở bibim-naengmyeon nằm nước sốt ăn kèm. Đây cũng chính là sự khác nhau giữa cả hai loại.

mì lạnh Hàn Quốc, ẩm thực Hàn Quốc, Pyongyang Naengmyeon, HamHung Naengmyeon​Ảnh: The Spruce Eats

Bibim-naengmyeon được trộn với sốt dadaegi hoặc gochujang – loại tương ớt đặc trưng của Hàn Quốc. Sợi mì thì được làm từ bột khoai tây hoặc khoai lang nên có phần dai hơn. Giống với mul-naengmyeon, đồ ăn kèm mì bao gồm hành lá, củ cải, dưa leo, thịt bò/lợn, cà chua, trứng gà luộc. Ngoài ra có thể rắc thêm một chút hạt mè, vừng, rong biển cho thơm hơn.

“Ghi điểm” vì tốt cho sức khỏe

Mì lạnh không chỉ gây sốt bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi lợi ích mà nó mang lại. Cụ thể, với đặc tính ít chất béo, giàu protein và chứa hàm lượng vitamin B1, bột kiều mạch sẽ giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng tốt cho tế bào cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các loại tinh bột như khoai lang, khoai tây, dong riềng cũng giúp cải thiện lưu lượng máu tốt, tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

mì lạnh Hàn Quốc, ẩm thực Hàn Quốc, Pyongyang Naengmyeon, HamHung NaengmyeonẢnh: Thrillist

Với tất cả những gì tinh túy nhất, mì lạnh đã được Nhà lãnh đạo Kim Jong Un (Triều Tiên) chọn làm món ăn chính để thiết đãi Cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In trong “Hội nghị thượng đỉnh năm 2018” như một cách để kết nối tình hữu nghị. Hy vọng bài viết của WOWWEEKEND sẽ đủ sức “dẫn dụ” độc giả thưởng thức một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời! Tưởng tượng, ngồi húp xì xụp bát mì lạnh có đủ hương vị chua cay, ngọt bùi trong ngày nắng nóng thì sẽ khoan khoái đến nhường nào.


ADVERTISEMENT