share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Hospitality Business News Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến du lịch và thế giới như thế nào?


ADVERTISEMENT

Hiện tại, toàn thế giới đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 do virus Corona gây ra. Cùng với nền kinh tế, hoạt động giải trí đang tạm ngưng “đóng băng”, nền du lịch cũng chịu khủng hoảng nghiêm trọng. Trong tình hình căng thẳng, phần lớn chuyến bay tạm hoãn, địa điểm du lịch đóng cửa, chưa bao giờ, ngành du lịch thế giới rơi vào hiện trạng khó khăn như hiện nay. 

Chuyện gì xảy ra ở Châu Mỹ?

Khắp nơi đều được phun thuốc khử trùng, diệt khuẩn để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn, ngăn chặn virus lây lan (Ảnh: BBC News)

Theo cập nhật tình hình ngày 23/03, có ít nhất 34.407 trường hợp nhiễm Coronavirus mới ở Hoa Kỳ. Theo tờ CNN, tổng cộng có 414 người chết, hơn 20.000 người trên khắp tiểu bang New York dương tính với Coronavirus. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo tuyên bố tạm hoãn Olympic Canada và không tham gia Thế vận hội mùa Hè 2020 tại Tokyo để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho vận động viên. Canada là quốc gia đầu tiên rút khỏi cuộc thi năm nay. 

Chính phủ Cuba thông báo cử 52 y bác sĩ đến Ý để hỗ trợ ngăn chặn bệnh dịch. Theo quyết định của chính phủ, người dân đều thực hiện biện pháp tự cách ly tại nhà để đảm bảo tính an toàn. Các chương trình giải trí, liveshow hay concert cũng tạm hoãn vô thời hạn. 

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, đến ngày 10/4 vừa qua, Mỹ chính thức trở thành nước đầu tiên trên thế giới có số lượng tử vong cao nhất do virus Corona gây ra với 2000 ca tử vong trong một ngày. Ngoài ra, tổng số ca nhiễm virus của Mỹ lên đến hơn nửa triệu, cụ thể là 502.876 ca nhiễm (cập nhật của Worldometers lúc 8 giờ 45 phút sáng ngày 11/4 theo giờ Việt Nam). 

Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (viết tắt là CDC) Mỹ - Robert Redfield cho biết nước Mỹ đang tiến gần tới giai đoạn đỉnh dịch. Đồng thời, nhờ các chính sách và biện pháp giãn cách xã hội kịp thời, đất nước đã giảm bớt tỷ lệ người chết vì bệnh theo ước tính.

Trước tình trạng khủng hoảng trên, các sự kiện âm nhạc đẳng cấp thế giới như Coachella, các chương trình biểu diễn liveshow, concert của các siêu sao hàng đầu Hollywood cũng phải tạm hoãn vô thời hạn trước tình hình căng thẳng do dịch bệnh. Chính phủ yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết, các hoạt động kinh doanh không thiết yếu cũng được khuyến khích tạm đóng cửa cho đến khi tình hình dịch qua đi. 

Chuyện gì đang xảy ra trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi?

Liveshow, concert đều bị hủy vô thời hạn vì đại dịch (Ảnh: Celeb Mix)

Vào ngày 22/03, số người chết ở Ý vượt hơn con số 5.400 người. Ở Đức, nhờ thực hiện tốt biện pháp tự cách ly xã hội, số người nhiễm virus corona có dấu hiệu chững lại, không lây lan số dữ dội như trước. Riêng đất nước Tây Ban Nha, lượng người tử vong tăng gần 400 người trong một ngày. Hơn 1.700 người được chẩn đoán dương tính đã tử vong tại đất nước này. Tất cả cửa hàng ở Anh, ngoại trừ siêu thị, cửa hàng thực phẩm và nhà thuốc đều được chính phủ yêu cầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động vô thời hạn. Tuy nhiên, phải mất 5 ngày để thủ tướng Boris Johnson chính thức ra sắc lệnh đóng cửa các địa điểm như quán rượu, nhà hàng hay các sự kiện âm nhạc. Chính sự chậm trễ này khiến nhiều nơi vẫn tiếp tục mở cửa kinh doanh với hi vọng mong manh nhưng trên thực tế lại chẳng hề có vị khách nào ghé thăm. Theo thông tin của trang Reuters, vương quốc Đan Mạch ra lệnh tạm dừng tất cả các hoạt động nội địa đến ngày 13/04. UAE cho đóng cửa các hồ bơi, bãi biển, công viên, rạp chiếu phim và phòng tập thể dục để ngăn chặn sự lây lan của Coronavirus, cho phép các nhà hàng hoạt động với công suất 20% cùng điều kiện khách hàng phải đứng cách nhau ít nhất 2 mét.  

Tính đến ngày 10/4, châu Âu vẫn đang là châu lục bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất với hơn 70.200 người chết. Trong đó, Ý hiện đang dẫn đầu với 18.849 ca tử vong, 147.577 ca nhiễm bệnh. Kế tiếp là Tây Ban Nha với 15.843 tổng số người chết trong 157.022 người nhiễm; Pháp với 13.197 người chết trong số 124.869 người nhiễm và Anh với 8.958 người chết trong số 73.758 ca nhiễm.

Theo dữ liệu thống kê của đại học Johns Hopkins, tổng số tử vong trên toàn cầu vì COVID-19 đã tăng hơn 100.000 ca, trong khi đó, tổng số ca nhiễm là hơn 1,6 triệu người. Hiện tại, các nước như Mỹ, Ý, Anh, Tây Ban Nha, Pháp… là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Nền kinh tế, văn hóa, du lịch của các nước này theo đó cũng “tụt dốc” trầm trọng. 

Chuyện gì đang xảy ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương?

Ngành du lịch rơi vào trạng thái “ngàn cân treo sợi tóc” trong tình hình thời điểm hiện tại (Ảnh: Corazon Travel)

Đối với khu vực châu Á, chính phủ Nhật Bản chấp nhận hoãn các trận đấu trong Olympic mùa Hè để đảm bảo tính mạng và sức khỏe cộng đồng. Chính phủ Singapore cho ra mắt ứng dụng theo dõi liên lạc, cung cấp miễn phí trên toàn thế giới với mong cầu đẩy lùi dịch bệnh. Ứng dụng Trace Together có khả năng xác định những người nhiễm virus thuộc phạm vi 2 mét trong vòng ít nhất 30 phút. 

Tất cả các chuyến bay nội địa ở Ấn Độ đã được dừng từ ngày 24/03 vừa qua. Tính đến ngày 10/4, ở Trung Quốc có 81.907 ca nhiễm bệnh, trong đó số ca tử vong là 3.336 người. Hàn Quốc có 208 ca tử vong trong tổng số 10.450 ca nhiễm.

Riêng ở Việt Nam, đến ngày 9/4, số ca nhiễm bệnh là 255 người. Nhà nước ra chỉ đạo tự cách ly tại gia, đóng cửa hàng loạt những cửa hàng, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và du lịch vô thời hạn để đảm bảo hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh. Các chuyến bay, phương tiện công cộng cũng được giảm tối đa. Đồng thời, Nhà nước cũng có chỉ đạo nghiêm khắc với các hành vi không chấp hành chính sách. 

Đầu năm 2020, thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19, bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Hiện tại, trên toàn thế giới đang truyền nhau những hashtag như #Stayhome, #TogetherAtHome… để hạn chế tối đa tình trạng lây lan của virus. Mọi hoạt động đều đóng băng vô thời hạn, hầu hết doanh nghiệp đều lỗ vốn và thất thu nặng, trong đó, doanh nghiệp nhỏ, lẻ rơi vào tình trạng phá sản. Mặc dù dịch bệnh chưa đi qua, nhưng hậu quả mà đại dịch gây ra cho toàn thế giới vô cùng nghiêm trọng.

Lược dịch từ The Culture Trip 

 


ADVERTISEMENT