share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Explore Huế và thế giới lặng im


ADVERTISEMENT

Người ta vẫn bảo Huế buồn. Buồn mà lãng mạn. Huế buồn với người ham vui. Huế vui với người coi sự bình yên làm nhà. Vì là một cố đô, thời phong kiến chưa đi qua 1 thế kỷ, Huế vẫn còn mang dấu ấn rất đậm của vùng đất kinh kỳ một thời. Từ tên đường, tên phố, các địa điểm du lịch đến cách con người Huế sống. Và đến nơi này, tôi cũng không thể không ghé thăm một thế giới lặng im, điều làm nên điều riêng biệt của xứ này - thế giới của lăng tẩm đền đài.

Huế là kinh đô nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, là triều đại gần nhất với lịch sử hiện đại. Nhà Nguyễn có tổng cộng 13 vị vua song vì lý do chính trị mà hiện nay chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Lăng tẩm các vua triều Nguyễn được xây dựng hoàn toàn ở phía nam Kinh thành Huế, bên dòng sông Hương và nằm trên các gò đồi, nơi có rất nhiều cây xanh, hồ nước, sông suối. Cả bảy ngôi lăng đều hội tụ những nguyên tắc phong thủy “Sơn triều thủy tựu”, “tả long hữu hổ”, xứng với nơi an nghỉ của người đứng đầu đất nước một thời. Tuy vậy, mỗi khu vực lăng tẩm đều mang những nét kiến trúc phù hợp với tính cách và sở thích của mỗi vị vua. Đến Huế vào những ngày hè, cũng không có đủ thời gian để đi hết tất cả lăng tẩm và vì một số lăng đang đóng cửa trùng tu, tôi chỉ có dịp ghé vào ba lăng nổi tiếng và cũng dễ đi nhất.

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) cách xa thành phố nhất và cũng rộng nhất trong ba lăng tẩm tôi đi. Dù rằng là nơi cuối cùng tôi ghé thăm, nhưng tôi muốn nhắc tới các lăng theo đúng thứ tự ngôi thứ của nhà Nguyễn, và bắt đầu với vị vua thứ hai của triều đại này. Nếu như lăng Tự Đức mang đầy vẻ phong thủy hữu tình, lăng Khải Định tràn đầy sự kết hợp độc đáo giữa phương Đông và phương Tây thì điều tôi cảm nhận được ở lăng Minh Mạng là nét truyền thống rất thuyền túy chuẩn mực của Nhà Nguyễn, hết mực cổ xưa và đậm đà màu sắc Nho giáo, phản ánh đúng con người của vị vua này khi còn sống - thâm sâu, uyên bác, tinh ông Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, không thích phương Tây.

Lăng Minh Mạng ngát xanh

Lăng Minh Mạng có diện tích khoảng 26 ha được xây dựng vô cùng thâm nghiêm với 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Ngay từ khi bước vào, tôi đã cảm nhận được màu xanh của cây cối đã mấy trăm năm tuổi, cái tĩnh lặng của sông hồ, cái vững chãi của núi non. Dường như vua Minh Mạng xây lăng cho mình, là để tìm một nơi an dưỡng thật đẹp khi đi sang một thế giới tuyệt vời hơn. Bao trùm lên nó không có sự hiện diện của cái chết, của tang thương, chỉ thấy được sự yên tĩnh, thoải mái và thanh tịnh trong tâm hồn. 

Điều đặc biệt nữa ở đây chính là những công trình kiến trúc được sắp xếp đối xứng, song song theo một trục ở giữa. Bên này có gì bên kia cũng không phải có đó. Giữa khuôn viên ấy, đầm sen vẫn tỏa hương thơm ngát. Đơn độc nhưng mộc mạc, là biểu tượng không thể thiếu khi nhắc tới lăng tẩm Việt Nam.

Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)

Vốn là một ông vua hiếu thảo, uy nghiêm uy quyền song mang đầy tâm hồn mẫn cảm, yêu thích thiên nhiên và nghệ thuật, Tự Đức được người đời mệnh danh là “ông vua thi sĩ”. Lên ngôi trong giai đoạn đất nước khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong anh em lục đục tranh giành quyền lực, bản thân nhà vua đau ốm, lăng tẩm được vua xây nên như một nơi tiêu sầu và phòng khi có việc qua đời. Lăng Tự Đức cũng phản ảnh rất rõ tâm hồn và con người Tự Đức. Đến Lăng Tự Đức khi mặt trời đã lên cao, nắng đã trải rộng khắp xứ Huế, nhưng tôi lại thầm nhủ may mắn vì mình đến nơi này. 

Khu tẩm điện lăng Tự Đức

Lăng rộng như một công viên lớn, đầy phong thủy hữu đình với hai phần: khu tẩm điện và khu lăng mộ. Nếu khu tẩm điện thể hiện rõ uy quyền, đủ đầy và sự khắt khe của một vị vua đang tại vị thì khu tẩm điển mang kiến trúc ngược lại. Nó thâm nghiêm hơn, cổ kính hơn và thể hiện ước vọng bá vương muôn đời. Không có những đường nét thẳng tắp như vua Minh Mạng, lăng có sự hài hòa và uốn lượn như chìm hẳn vào thiên nhiên, dù đây là công trình do con người kiến tạo nên, thể hiện rõ nhất ở con đường làm bằng gạch uốn lượn qua từng địa điểm. 

Nơi vua Tự Đức an nghỉ

Nhìn chung, tổng thể kiến trúc này đầy trang trọng và mỹ thuật cao được cấu tạo hài hòa giữa đồi núi nhấp nhô, cây cỏ tốt tươi, rừng thông xanh biếc, khe hồ nước chảy du dương thành một khung cảnh êm đềm thơ mộng và hết sức tươi đẹp, phảng phất nét u trầm thanh nhã. Song, điều tôi ấn tượng nhất có lẽ là hồ Linh Khiêm, hồ sen với những nét mộc mạc, đậm đặc chất thơ, mà nhìn vào đó, người ta hiểu ra được vài điều trong tâm hồn của tiên nhân đã khuất.

Hồ sen Linh Khiêm đậm chất thơ

Lăng Khải Định (Ứng Lăng)

Đến với lăng Khải Định, tôi thấy rất rõ sự khác biệt của nó với những lăng tẩm khác. Nó tân tiến hơn, hiện đại hơn, không trải rộng như các vị tiền nhân của mình. Đây được xem là công trình kiến trúc cuối cùng của nhà Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất bởi những giá trị nghệ thuật độc đáo mà nó mang lại.

Sự xâm lược của Pháp đã mở cánh cửa phong kiến Việt Nam để một làn gió mới của văn hóa Tây Âu tràn vào nước ta. Hơn nữa Khải Định là một ông vua mang nét ngông, hiếu kỳ, chuộng cái mới song vẫn có sự sàng lọc, là một ông vua “mặc comple bên trong khoác long bào, bên ngoài, ngực lấp lánh Bắc Đẩu Bội Tinh, thắt lưng gắn bóng đèn điện chớp đỏ” thì cũng không khó hiểu khi ông đem vào lăng tẩm của mình những điều độc đáo và mới lạ. Lăng khải định có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc truyền thống và kiến trúc nước ngoài như như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)…Và chính sự ngông nghênh ấy, chính sự chọn lọc tài hoa ấy đã để lại cho con cháu đời sau một kiệt tác nghệ thuật.

Một góc lăng Khải Định

Điều làm tôi ấn tượng nhất của Lăng Khải Định là nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh màu. Có thể nói đây là nơi thể hiện sự đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sứ và thủy tinh. Trong cung Thiên Định còn có hai bức tượng đồng. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này. Tuy nhiên khi vào trong cung không thể chụp ảnh, nên thực sự không thể ghi lại những đường nét phía trong này.

Cổng lăng Khải Định

Có thể nói, thời phong kiến Việt Nam đã lùi xa gần một thế kỷ. Những ký ức, những hiện diện của nó ở Huế chỉ còn là một phần nào đó, để người ta có dịp đến thăm, nhìn về một thời quá vãng trong lịch sử. Nhưng một phần nào đó, nó còn để lại rất nhiều lưu luyến với Huế. Chỉ cần đến Huế, đều nhớ đến sự chậm rãi của nó, như nơi tôn nghiêm vua ở trước đây, nhớ đến những lăng tẩm đền đài mà người ta hết mực kính trọng.


ADVERTISEMENT