share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Khi sự tích cực không mang nghĩa tích cực


ADVERTISEMENT

Bạn có bao giờ suy nghĩ hay nghe một ai đó nói với chính mình rằng: ''Cố lên, mọi chuyện rồi cũng sẽ tốt thôi''. Bạn đón nhận những suy nghĩ đó nhưng sau cùng lại cảm thấy chẳng ổn tí nào. Đó chính là tích cực mang tính tiêu cực ( Toxic Positivity). Tích cực mang tính tiêu cực là trạng thái cảm xúc mà do bản thân ta tự ám thị, ta không nhìn thẳng thắn và chi tiết vào vấn đề hay những cảm xúc mà mình đang trải qua.

Thực tế đó giúp chúng ta hiểu ra rằng: Không phải sự tích cực nào cũng tốt, đôi khi tích cực, lạc quan lại thành không đi đúng hướng.

Tâm lý, tích cực độc hại

Khi nào tích cực trở nên phản tác dụng?

Thực tế mỗi người trong đời đều trải qua trạng thái cảm xúc tích cực mang tính tiêu cực, chỉ là ta không nhận ra chúng mà thôi. Biểu hiện của trạng thái cảm xúc này có thể phân loại thành 2 trường hợp: Ta xây dựng cảm xúc của mình bằng tích cực độc hại và vô tình tác động đến cảm xúc suy nghĩ của người khác bằng trạng thái cảm xúc này.

Với chính mình:

Bạn đang cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng, buồn bã nhưng thay vì thành thật đối diện với những cảm xúc đó, bạn lại tránh né, tự nhủ rằng: ''Không được buồn, không được yếu  đuối, mọi chuyện rồi sẽ qua đi''.

Bạn tự trách bản thân mình khi đã để bản thân có những cảm xúc buồn, tiêu cực. Bạn thấy xấu hổ vì mình đã không mạnh mẽ, suy nghĩ lạc quan.

Bạn luôn luôn suy nghĩ và mơ về tương lai tươi đẹp, mình sẽ thành công, đạt được những mục tiêu nhưng ở hiện tại, bạn không làm gì, không chấp nhận những khó khăn trên hành trình đạt mục tiêu đó.

Bạn che giấu những cảm xúc thật với mọi người xung quanh, cư xử giống như mình đang ổn nhưng bên trong bạn rối ren, mất phương hướng và thấy mọi thứ thật tệ.

Tâm lý, tích cực độc hại

Với người khác:

Bạn vội vàng khuyên nhủ người khác khi họ gặp khó khăn hoặc chuyện buồn nào đó: ''Mạnh mẽ lên, tích cực lên''.

Động viên nhưng không quên lấy bản thân mình ra để so sánh nỗi buồn của họ: ''Trời ơi, vậy là mày chưa biết tao còn gặp mấy chuyện kinh khủng hơn, nhưng rồi cũng có sao đâu…'', ''Chuyện này bình thường mà, mình cũng bị rồi, rồi cũng sẽ qua thôi…''

Đỉnh điểm của sự tích cực mang tính tiêu cực là khi bạn nói những lời cục súc, khó chịu, thậm chí là quát mắng bảo đối phương phải mạnh mẽ, không được gục ngã đi kèm hành động sốc vai, cử chỉ mạnh. Bạn nghĩ sự cứng rắn này có thể giúp đối phương nhưng thực chất đây là một sự tích cực vô cùng phản tác dụng.

Tâm lý, tích cực độc hại

''Tích cực mang tính tiêu cực'' phản tác dụng như thế nào?

1. Tránh né những cảm xúc tiêu cực của bản thân

Việc con người trải qua những ''hỉ nộ ái ố'' là một điều tất yếu của cuộc sống. Ngay cả người giàu nhất hay người được xem là hạnh phúc nhất, thì cũng đã từng đau đớn, rơi lệ. Việc luôn tỏ ra tích cực vô tình khiến chúng ta quên đi những cảm xúc tiêu cực, đau buồn, điều mà căn bản ai cũng có, cũng trải qua trong cuộc đời.

2. Gia tăng cảm xúc tiêu cực

Tưởng sự tích cực sẽ xua đi cái tiêu cực nhưng ngược lại, tích cực độc hại lại càng khiến con người ta gia tăng cảm xúc tiêu cực: Đó là nỗi xấu hổ, cảm thấy bản thân thật tệ vì để mình phải buồn, trở nên yếu đuối. Chúng ta dần thu mình lại, tự nhủ không thể vì những chuyện của mình mà làm ảnh hưởng đến người khác. Hàng loạt các cảm xúc, hành động tiêu cực cứ kéo đến khi người ta tích cực độc hại.

3. Đánh mất những cơ hội để hoàn thiện bản thân

Chúng ta chỉ có thể chữa lành những nỗi đau bằng cách đối diện với nó một cách đầy đủ nhất - Marcel Proust -

Đôi khi con người cũng cần thu nạp vào mình những điều tiêu cực để thẳng thắn nhìn nhận chúng rồi dần dần loại bỏ, tự chữa lành. Việc luôn luôn có suy nghĩ tích cực, tránh né cảm xúc tiêu cực của bản thân khiến ta vô tình đánh rơi cơ hội chữa lành của chính mình.

Tâm lý, tích cực độc hại

4. Đánh mất những động lực

Lúc nào cũng suy nghĩ tích cực vô tình lại khiến bạn đánh mất những động lực để cố gắng. Vì sao ư? Vì lúc nào chúng ta cũng suy nghĩ tích cực, mơ về tương lai viễn cảnh mình thành công, đạt được mục tiêu. Trong khi hiện tại, chúng ta không làm gì để ước mơ có thể trở thành hiện thực. Điều này giống như việc các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng sách self help đã khiến hàng triệu thanh niên trên thế giới đọc xong và mơ mộng mình thành công, trong khi học không bắt tay vào hành động. Ở hiện tại chúng ta bận mơ và suy nghĩ tích cực, suy nghĩ đó khiến con người lầm tưởng rằng mình đã thực sự thành công.

5. Mất kết nối với mọi người xung quanh

Nếu ai đó muốn chia sẻ câu chuyện buồn của họ với bạn nghĩa là họ đang rất cần và thực sự tin tưởng bạn. Nhưng bạn vội vàng kết luận rằng: ''Sẽ ổn thôi, đừng buồn nữa, mọi chuyện rồi cũng qua đi'' thì làm sao họ có thể sẻ chia và tiếp tục tin tưởng, chọn bạn làm điểm tựa. Việc bạn vội vàng cho lời khuyên không phải là sự cố tình nhưng vô hình chung lại khiến bạn mất cơ hội nắm những thông tin cần thiết và sự tín nhiệm ở người khác. Ở hiện tại chúng ta bận mơ và suy nghĩ tích cực, suy nghĩ đó khiến con người lầm tưởng rằng mình đã thực sự thành công.

Tâm lý, tích cực độc hại

Làm sao để không tạo nên sự tích cực mang tính tiêu cực?

Thành thật với những gì bản thân đối mặt và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực đó

Bạn nên hiểu rằng chỉ có chính bạn chọn cách nhìn nhận những điều tiêu cực thì bản thân mới có thể vượt qua chúng. Hãy thành thật đối diện và đưa ra những biện pháp giải quyết, và không quên kiểm soát cảm xúc tiêu cực, không cho chúng vươn lên, nhấn chìm bản thân.

Bạn có thể nghe nhưng đừng đắm chìm vào những lời động viên tích cực mang tính tiêu cực

Những lời khuyên mang hình hài của tích cực độc hại đều không phải cố tình, họ thực lòng muốn tốt cho bạn. Chính vì vậy bạn có thể nghe những cần ý thức bản thân không đắm chìm vào nó.

Học cách lắng nghe người khác và đưa ra lời khuyên

Khoan đưa ra những lời khuyên sáo rỗng, bạn có thể ngồi xuống, nói cho họ nghe rằng bạn thật lòng muốn nghe câu chuyện của họ và đưa ra lời khuyên trong khả  năng của bản thân mình. Lắng nghe người khác là một bộ môn nghệ thuật chưa bao giờ dễ học, nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ chính sự chân thành muốn sẻ chia.

Tâm lý, tích cực độc hại

Tích cực mang tính tiêu cực thường khó để nhận biết và chúng ta thường sẽ có những suy nghĩ này đôi lần trong cuộc đời. Tuy nhiên, bằng cách tìm hiểu và thành thật đối diện với nó, bạn có thể loại bỏ những suy nghĩ này để hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời. Chúc bạn sẽ TÍCH CỰC nhưng không MANG TÍNH TIÊU CỰC.


ADVERTISEMENT