share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Automobile Vật liệu bền vững nâng tầm nội thất xe sang


ADVERTISEMENT

Hành trình chế tạo những cỗ xe "Net Zero" không chỉ dừng lại ở những khối động cơ giảm phát thải mà còn cả những vật liệu bền vững thay thế cho các lựa chọn truyền thống bên trong cabin mỗi chiếc xe.

Không ít khách hàng ngày nay sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm bền vững – trung bình cao hơn 12%, theo Bain & Company. Khi xu hướng tiêu dùng đề cao các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng rõ nét và cuộc đua cải tiến khối pin, động cơ và những thiết kế ưa nhìn dần rơi vào bão hòa, các khía cạnh khác đóng vai trò quan trọng đến trải nghiệm người dùng như vật liệu nội thất sẽ là vùng đất tiếp theo mà các thương hiệu tranh tài để chiều lòng "thượng đế".


GranCabrio Folgore Tignanello bọc ghế bằng Vegea - vật liệu có nguồn gốc từ ngành rượu vang. Ảnh Maserati

Maserati

Không ít thương hiệu xe hạng sang đang tìm kiếm những phát kiến thay thế cho da nội thất - vật liệu kinh điển của ngành công nghiệp xe hơi mà quá trình sản xuất truyền thống thường không mấy thân thiện với môi trường. Một số hãng xe lưu tâm đến da "thuần chay" được làm từ tre, bạch đàn và thậm chí là vỏ nho, như chất da Vegea lần đầu tiên xuất hiện trong cabin của một cỗ xe Maserati - chiếc mui trần độc bản GranCabrio Folgore Tignanello. Được tạo nên từ phụ phẩm thường bị loại bỏ sau quá trình làm vang, Vegea là loại vật liệu “thuần chay" rất đặc biệt: trông giống như da thật với độ đàn hồi ấn tượng.

>>Xem thêm: Bản hợp ca độc bản giữa xe hơi xa xỉ và rượu vang nước Ý

BMW

Nhắc đến các phát kiến vật liệu bền vững cho nội thất xe, BMW có lẽ là một trong những cái tên nổi bật hơn cả. Hãng xe Đức thường xuyên bắt tay với các công ty khởi nghiệp để tạo ra những sáng tạo ấn tượng, đáng chú ý trong số đó là Deserttex - da làm từ xương rồng thu hút sự chú ý hơn cả khi đặt cạnh da nguyên bản từ động vật.


Da Deserttex làm từ cây xương rồng đã đoạt giải sản phẩm xanh Green Product Award 2020. Ảnh: Deserttex

Deserttex không cần "thuộc da" nên hạn chế tối đa lượng nước thải so với quá trình sản xuất da động vật truyền thống. Ngoài ra, thực vật cũng không phát thải khí metal như nuôi gia súc. Không chỉ thân thiện với môi trường, "da xương rồng" đáp ứng tốt các tiêu chí làm nội thất cho xe sang: mềm mại, đàn hồi và bền bỉ. Ngoài Deserttex, hãng xe Đức cũng thể nghiệm một vật liệu khác là Mirum - mô phỏng da truyền thống và hoàn toàn thân thiện để tái chế.

Không chỉ có vật liệu bọc ghế ngồi, BMW cũng chế tác thảm trải sàn và bọc trần từ vật liệu tái chế có nguồn gốc lưới đánh cá cũ tên là Econyl, vốn xuất hiện trong cả các bộ sưu tập của Prada và Gucci. Sắc màu phong phú từ lưới đánh cá và nylon trên Econyl cũng được các nhà thiết kế đánh giá cao về hiệu ứng thị giác. Những phát kiến này là một phần kế hoạch mà BMW đang hướng đến: cắt giảm 40% lượng khí thải trên mỗi dòng đời sản phẩm vào năm 2030 bằng việc sử dụng nhiều vật liệu bền vững hơn.

Audi

Cabin của chiếc e-tron GT là đại diện tiêu biểu cho những lựa chọn nội thất bền vững mà Audi mang đến cho các khách hàng đề cao yếu tố này. Nằm trong gói thiết kế nói không với các loại da thuộc truyền thống, những tùy chọn như da nhân tạo, Kaskade và sợi Dinamica có tính bền vững cao khi nguồn gốc chủ yếu là các vật liệu như sợi polyester từ chai nhựa PET tái chế và phế phẩm ngành dệt may.

Nội thất của chiếc Audi e-tron GT sử dụng các vật liệu bền vững như Dinamica và Kaskade. Ảnh: Audi

Mỗi bộ bộ áo bọc ghế Kaskade được làm từ 119 chai nhựa tái chế, nhưng mang đến cảm giác ngồi dễ chịu tương tự các loại sợi tự nhiên như len. Vi sợi Dinamica được tạo ra từ polyester tái chế, có vẻ ngoài và kết cấu tương tự da lộn, mang cảm giác ngồi rất thoáng và thoải mái. Cả hai đều lý tưởng để thay thế các loại da cao cấp truyền thống như Nappa nhằm giúp xe "xanh" hơn.

Land Rover

Điều thú vị là ghế ngồi trên Range Rover Evoque có tùy chọn bọc vải Eucalyptus - một chất liệu nguồn gốc từ cây bạch đàn, mà vẫn toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp không kém các lựa chọn da truyền thống. Sợi cây bạch đàn là một giải pháp thay thế cho sợi bông truyền thống. Cây có tốc độ phát triển nhanh như tre và sử dụng ít nước tưới hơn, đáp ứng nhiều tiêu chí bền vững, cho chất sợi nhẹ và bền bỉ.

Mỗi chiếc Evoque sử dụng tới 33kg vật liệu tự nhiên và tái chế. Ảnh: Jaguar Land Rover

Một lựa chọn cao cấp khác thay thế cho chất da thuộc bọc ghế trên Evoque là Kvadrat. Do các chuyên gia Đan Mạch phát triển, loại vật liệu cao cấp này làm từ sợi len kết hợp vải da lộn Dinamica. "Việc sử dụng vật liệu tái chế và tự nhiên trong Evoque mới cùng với hệ thống truyền động hybrid không chỉ làm tăng sức hấp dẫn mà còn củng cố cách tiếp cận của chúng tôi với sự sang trọng bền vững," theo Chris Thorp, Cựu Giám đốc kinh doanh bền vững (Responsible Business Director) của Jaguar Land Rover.

Polestar

Việc chuyển đổi một khối lượng lớn vật liệu truyền thống sang chất liệu bền vững cũng giúp những cỗ xe "giảm cân" đáng kể, góp phần cải thiện hiệu suất và hiệu quả nhiên liệu. Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng không chỉ đối với xe chạy xăng mà cả những chiếc xe điện: xe nhẹ hơn đồng nghĩa với ít tiêu tốn năng lượng và không cần phải sạc thường xuyên.


Polestar sử dụng sợi lanh nhằm giảm trọng lượng nội thất trong xe. Ảnh: Polestar

Thương hiệu xe điện cao cấp Polestar đã giảm trọng lượng các mẫu xe bằng cách hạn chế sử dụng nhựa trên bảng điều khiển. Thay vào đó là các vật liệu thay thế làm từ cây lanh do công ty Bcomp của Thụy Sĩ sản xuất. Tương tự bạch đàn, loài cây lanh cũng thân thiện với môi trường với nhu cầu tưới tiêu hạn chế giúp tiết kiệm nước.

Mặt gỗ trang trí mang hơi hướng bền vững mà vẫn sang trọng trên EXP 100 GT Concept. Ảnh: Bentley

Bentley

Hãng xe Anh quốc cũng cực kỳ sáng tạo với cách tiếp cận bền vừng qua việc sử dụng các vật liệu ốp trang trí và bảng điều khiển theo một hướng khác biệt và xa xỉ. Cụ thể, mẫu xe EXP 100 GT Concept của hãng không sử dụng gỗ mới khai thác. Thay vào đó là chất gỗ đã tồn tại hàng thế kỷ được khai quật từ đầm lầy. Bất kỳ vết nứt nào trên gỗ sồi hóa thạch đều được lấp đầy bằng đồng tái chế – một cách tiếp cận lấy cảm hứng từ nghề gốm kintsugi của Nhật Bản.


Một số chi tiết nội thất Rolls-Royce Phantom Platino được chế tác từ tre. Ảnh: Rolls-Royce

Rolls-Royce

Rolls-Royce cũng nỗ lực hạn chế sử dụng gỗ tự nhiên mới khai thác. Hãng xe siêu sang của xứ sở sương mù tái chế một cách vô cùng sáng tạo bằng cách sử dụng các mảnh gỗ vụn từ nhà máy và xếp chúng lại để tạo ra một vật liệu mới "obsidian ayous". Thương hiệu này cũng đưa tre vào siêu phẩm Phantom Platino bằng cách kết hợp với lụa để dệt thành một lớp bọc thêu sang trọng.

>>Xem thêm: Dây đeo đồng hồ “thuần chay” - Vẻ đẹp của xu hướng bền vững


ADVERTISEMENT