share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Biophilic Design: Hòa cùng thiên nhiên với các dự án thiết kế ưa sinh học


ADVERTISEMENT

Giữa nhịp điệu hối hả của cuộc sống hiện đại, con người ngày càng có xu hướng tìm về những giá trị thiên nhiên. Đó hẳn là lý do các dự án với Biophilic Design (thiết kế ưa sinh học) đang dần thu hút sự chú ý của công chúng. Không chỉ đơn thuần là những công trình đẹp mắt, các dự án có phong cách kiến trúc Biophilic còn mang đậm bản sắc của tự nhiên.

Giải mã phong cách kiến trúc Biophilic

"Biophilic" đề cập đến bản năng vốn có của con người: gắn kết với thiên nhiên và các dạng sống khác. Thuật ngữ này bắt nguồn từ "biophilia", được phổ biến rộng rãi bởi nhà sinh vật học E.O. Wilson vào những năm 1980. Dựa trên lịch sử tiến hóa và mặt sinh học của con người, Wilson cho rằng chúng ta có mối quan hệ thiên bẩm với thế giới tự nhiên. 

Khác với kiến trúc xanh vốn tập trung chủ yếu vào việc giảm tác động môi trường thông qua việc sử dụng vật liệu bền vững, đề cao các hệ thống tiết kiệm năng lượng hay các nguồn năng lượng tái tạo, kiến trúc Biophilic tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm của con người. Trong khi cả hai phương pháp trên đều hướng đến đến việc tạo ra các tòa nhà bền vững và lành mạnh, thì kiến trúc Biophilic lại chú trọng hơn đến lợi ích tâm lý và cảm xúc khi kết nối với thiên nhiên.

Tòa tháp đôi Bosco Verticale (Rừng thẳng đứng) tại Milan. Ảnh: Stefano Boeri Architetti

Theo đó, kiến trúc Biophilic là một triết lý thiết kế nhằm tạo ra không gian kết nối con người với tự nhiên. Bằng việc kết hợp các vật liệu thiên nhiên (như gỗ, đá, tre, mây hay cói), nước (như bể cá, tường nước, đài phun nước hay suối mini), ánh sáng tự nhiên, hệ thống cây xanh cùng với không gian mở ngập tràn ánh sáng, các công trình mang phong cách Biophilic được ra đời nhằm để nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như mang đến sự thoải mái và hạnh phúc cho người sử dụng.

Xem thêm: Bất động sản cho tín đồ thú cưng có gì đặc biệt?

Điểm qua một số công trình kiến trúc theo phong cách Biophilic

Trụ sở Apple Park (Hoa Kỳ)

Một trong những công trình với thiết kế ưa sinh học dễ nhận biết nhất chính là trụ sở chính Apple Park của gã khổng lồ công nghệ Apple ở California. Đây là “di sản cuối cùng” mà CEO huyền thoại Steve Jobs đã để lại cho Apple trước lúc qua đời. Đích thân ông đã mời kiến trúc sư nổi tiếng người Anh Norman Foster thiết kế cho trụ sở “hình đĩa bay” này.

Apple Park với kiến trúc Biophilic mô phỏng những đường cong của thiên nhiên. Ảnh: Foster + Partners

Apple Park có tổng diện tích 260.000m2, đáp ứng không gian làm việc cho 13.000 nhân viên. Được bao bọc bởi khuôn viên với khoảng 9.000 cây xanh với khu vực trung tâm, tòa nhà với kiến trúc Biophilic này mô phỏng những đường cong của thiên nhiên, với không gian làm việc ngập tràn ánh sáng từ mọi phía.

Khu phức hợp Jewel Changi Airport (Singapore)

Được biết đến là một trong những khu phức hợp trong sân bay đẹp nhất thế giới, Jewel Changi Airport mang lại không gian lý tưởng để hành khách có trải nghiệm thư giãn trước và sau khi bay. Ngay từ thời điểm chính thức ra mắt, Jewel Changi Airport đã nhanh chóng "gây bão" khi sở hữu Rain Vortex  - thác nước trong nhà cao 40m kỷ lục cùng những khoảng xanh với hàng trăm loài cây bản địa khác nhau.

Jewel Changi Airport "gây bão" với thác nước trong nhà cao 40m và hàng trăm loài cây bản địa. Ảnh: Changi Airport

Một sự thật thú vị rằng Jewel Changi Airport có khu rừng với 2500 cây cao, hơn 100.000 cây bụi - tổng diện tích bao phủ lên đến hơn 21.000 m2. Nơi đây quy tụ khoảng 120 loài thực vật có nguồn gốc từ nhiều quốc gia trên thế giới, từ Úc, Tây Ban Nha, Thái Lan cho đến Mỹ, đòi hỏi tổng thời gian thu mua, vận chuyển và thích nghi với điều kiện khí hậu trong nhà lên đến 3 năm.

Tòa nhà Bosco Verticale (Ý) 

Một trong những dự án nổi bật khác mang phong cách Biophilic có thể kể đến tòa tháp đôi Bosco Verticale (Rừng thẳng đứng) do công ty kiến trúc Stefano Boeri Architetti thiết kế. Tọa lạc tại Milan, Italia, Bosco Verticale xuất hiện tựa như khu rừng thẳng tắp lọt thỏm giữa thành phố đẹp đẽ và thơ mộng. 

Ảnh: Stefano Boeri Architetti

Sau 5 năm xây dựng, Bosco Verticale đã giành giải thưởng “tòa nhà cao tầng đẹp nhất thế giới”. Công trình với hai tòa tháp cao 80m và 112m này gồm 113 căn hộ với vườn riêng ở các ban công, khu văn phòng và thương mại, được bao phủ bởi 800 cây lớn và 14.000 cây nhỏ với trên dưới 1.000 chủng loại.

Dự án Elysian (Việt Nam) 

Dự án Elysian cũng đang được Gamuda Land phát triển với thiết kế Biophilic độc đáo. Theo đuổi định vị “nơi thiên nhiên giao hòa nhịp sống”, Elysian được kỳ vọng trở thành dự án bất động sản xanh kiểu mẫu hàng đầu tại khu vực TP. Thủ Đức.

Elysian được kỳ vọng trở thành dự án bất động sản xanh kiểu mẫu tại khu vực TP. Thủ Đức. Ảnh: Elysian

51% tổng diện tích dự án sẽ được sử dụng để phục vụ cho việc phát triển cảnh quan và các tiện ích cộng đồng mang dấu ấn kiến trúc Biophilic. Hàng nghìn cây xanh từ 44 loài thực vật khác nhau, cùng với đó là các hồ sinh thái và hệ thủy sinh phong phú sẽ được xuất hiện tại đây, góp phần tạo nên trải nghiệm rừng nhiệt đới ngay giữa lòng khu dân cư. Ngoài ra, các căn hộ với ban công rộng, cửa sổ lớn, thoáng mát, tiếp nhận tối đa khí trời trong lành và ánh nắng ấm áp hứa hẹn góp phần nâng tầm chất lượng sống cư dân.

Dự án Elysian dành phần lớn quỹ đất phát triển cảnh quan và tiện ích mang dấu ấn kiến trúc Biophilic. Ảnh: Elysian

Biophilic không chỉ mang lại những giá trị thẩm mỹ mà còn góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy ý thức về tính cấp thiết của việc kết nối với thiên nhiên trong cuộc sống đời thường. Hơn cả một xu hướng tạm thời, phong cách Biophilic có thể được xem như là một bước tiến quan trọng trong thiết kế kiến trúc hiện đại, hướng đến một tương lai bền vững và hài hòa hơn giữa con người và tự nhiên.

Xem thêm: Chọn bất động sản hạng sang, Gen Z đề cao yếu tố nào?


ADVERTISEMENT