share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Tips & Advice Bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi lo âu về tài chính


ADVERTISEMENT

Theo thống kê, những người thuộc Millennials và Gen Z có xu hướng bị căng thẳng về tiền bạc và nhiều lo lắng về tài chính cá nhân. Do ảnh hưởng của thời đại, cuộc sống nên những người này mắc phải nỗi lo âu về tài chính cao hơn so với các gen còn lại. Nếu bạn là một trong số đối tượng trên, đang có nguy cơ rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chính, hãy cùng xem xét các chiến lược sau để vượt qua nỗi lo của mình.

Xác định các tác nhân gây căng thẳng

Ảnh: Pexels.com

Chu kỳ tin tức 24 giờ có thể phần nào gây ra trạng thái căng thẳng cá nhân. Nếu việc nghe các báo cáo về thị trường chứng khoán trong quá trình làm việc khiến bạn cảm thấy không thoải mái, hãy thử nghe một podcast thư giãn hoặc tìm kiếm tin tức giải trí để thay thế. Bên cạnh đó, việc thường xuyên nhắc đến chủ đề tiền bạc trong các cuộc trò chuyện với cha mẹ, bạn bè có thể gây ra tình trạng ức chế. Do vậy, trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện, hãy thỏa thuận với đối phương rằng bạn không muốn nhắc đến chủ đề này. Hãy tìm hiểu để xác định các yếu tố gây căng thẳng tài chính của bạn và tránh xa “mối nguy hiểm” đó bất cứ khi nào bạn có thể.

Xây dựng khả năng miễn dịch đối với căng thẳng mãn tính

Ảnh: Pexels.com

Mặc dù cố hết sức, bạn vẫn không thể tránh khỏi các nguyên nhân gây căng thẳng một cách toàn vẹn. Đó là lý do bạn nên ngay lập tức tìm kiếm các hoạt động để làm dịu bớt những nỗi lo âu của mình. Một số người chọn thiền, tập yoga hoặc đi dạo, đọc sách, chơi cùng thú cưng… Hãy chọn cho mình một điều bạn cảm thấy thích thú và thoải mái để thực hiện những lúc rảnh rỗi hay quá căng thẳng. Theo thời gian, những hoạt động này có thể giúp bạn xây dựng một màn chắn hết sức tối ưu đối với tình trạng căng thẳng cá nhân. 

Dựa vào các mối quan hệ, đặt niềm tin vào bản thân và cộng đồng 

Ảnh: Pexels.com

Bạn có biết, khoảng 40 triệu người trưởng thành đối phó với chứng rối loạn lo âu mỗi năm, đó là lý do mà bạn không hề đơn độc trong “trận chiến” này. Thông thường, bạn sẽ tìm được cảm giác thấu cảm cũng như hiểu rõ bản thân hơn khi trò chuyện với người bạn tin tưởng. Việc thường xuyên trò chuyện cũng giúp bạn duy trì kết nối và thúc đẩy giá trị của các mối quan hệ một cách tốt hơn. Vậy nên, thay vì chịu đựng một mình, hãy tìm một đồng minh kiêm tư vấn để giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. 

 Xem xét lại tài khoản của bạn

Ảnh: Pexels.com

Đừng quên kiểm tra số dư tài khoản, kiểm kê những giao dịch của bạn và xem xét các khoản tiết kiệm. Trong tài khoản tiết kiệm của mình, hãy chắc chắn rằng bạn không được sử dụng số tiền đó cho đến khi đạt yêu cầu. Cũng đừng vì những lúc khó khăn nhất thời mà vội vàng lấy đi số tiền bạn dành dụm cho một mục đích nào đó. Thỉnh thoảng, khi nhìn vào số dư trong tài khoản tiết kiệm, bạn sẽ phần nào giảm bớt được lo lắng và căng thẳng vì “ít ra mình còn có một khoản đủ xoay sở”.

Tiền không phải là tất cả

Ảnh: Pexels.com

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của tiền. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, tiền bạc không phải là tất cả. Hãy xem xét các khía cạnh cho phép bạn tìm kiếm một nguồn thu nhập thêm, tìm kiếm những người có thể giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn để không cảm thấy tuyệt vọng. Thay vì đăm đăm vào vấn đề tiền bạc hay vật chất, hãy thả lỏng tinh thần và giúp cơ thể, tâm trí thoải mái hơn. Vì chỉ khi thực sự khỏe mạnh và minh mẫn, bạn mới có khả năng kiếm tiền và xây dựng các mối quan hệ cũng như thực hiện được mục tiêu của mình.

Kiểm duyệt chi tiêu

Ảnh: Pexels.com

Bạn cần xây dựng một quỹ khẩn cấp, đáp ứng nhu cầu cần thiết trong ít nhất ba đến sáu tháng khi xảy ra sự cố về tài chính. Cách tốt nhất bạn có thể làm là chi tiêu tiết kiệm so với tổng thu nhập của bạn. Tiết kiệm không phải là điều dễ dàng, những ham muốn nhất thời đôi khi khiến bạn muốn mở ví và mua hết mọi thứ, điều đó thực sự nguy hiểm. Tuy nhiên, so với nỗi đau khi “ngậm đắng nuốt cay” để tiết kiệm tiền, việc không thể vượt qua cơn bão tài chính sẽ khó khăn hơn nhiều. Nó như một cơn đau dài, một cuộc khủng hoảng về vật chất lẫn tinh thần. Vậy nên, mỗi khi muốn thỏa thích chiều chuộng ham muốn của mình, hãy dừng lại khoảng ba giây và suy nghĩ về viễn cảnh của sự túng thiếu trong tương lai. Điều này sẽ giúp bạn có động lực trong việc chi tiêu tiết kiệm. 

Lược dịch từ themindsjournal


ADVERTISEMENT