share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Beauty Cách xử lý khi da bị cháy nắng


ADVERTISEMENT

Cháy nắng là tình trạng da bị đỏ, đau, rát do ở ngoài nắng quá lâu. Dù không trực tiếp gây tổn thương bề mặt da nhưng tia UV từ ánh nắng mặt trời lại xâm nhập vào sâu bên trong, tấn công lớp hạ bì, phá hủy cấu trúc collagen và elastin - hai “chìa khóa” duy trì độ đàn hồi và tươi trẻ cho da.

Nếu không xử lý kịp thời khi bị cháy nắng, da sẽ dần mất đi độ đàn hồi và thúc đẩy sự xuất hiện của các vết nám, nếp nhăn hay đồi mồi. Cùng WOWWEEKEND tìm hiểu những điều cần biết và cách xử lý da khi bị cháy nắng qua bài viết dưới đây!

Chăm sóc da, da bị cháy nắng, xử lý khi bị cháy nắng

Da bị cháy nắng là gì?

Cháy nắng là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không được bảo vệ. Khi da tiếp xúc với tia UV, cơ thể sẽ sản sinh melanin, một sắc tố sẫm màu được tạo ra bởi các tế bào da gọi là tế bào hắc tố. Tuy nhiên, nếu ở ngoài nắng quá lâu, lượng melanin sản sinh không đủ để bảo vệ da, dẫn đến tình trạng da bị tổn thương, gây nên các triệu chứng như đỏ, rát, bong tróc, đau nhức, v.v.

Có hai loại tia UV chính ảnh hưởng đến da:

  • UVA: Chiếm phần lớn tia UV trong ánh nắng, có thể thâm nhập sâu vào da, gây nếp nhăn, lão hóa da, nám da và thậm chí là ung thư da.
  • UVB: Có năng lượng cao hơn UVA, là nguyên nhân chính gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản sinh collagen và elastin trên da.

Tùy thuộc vào mức độ, những vết cháy nắng nhẹ có thể kéo dài trong vài ngày, nếu nghiêm trọng có thể mất vài tuần hoặc vài tháng mới lành. Cháy nắng như vậy có thể dẫn đến tổn thương lâu dài và làm tăng nguy cơ ung thư da. Đó là lý do tại sao ngăn ngừa những vết bỏng nhẹ ngay từ đầu là rất quan trọng.

Chăm sóc da, da bị cháy nắng, xử lý khi bị cháy nắng

Vết cháy nắng kéo dài bao lâu?

Theo bác sĩ da liễu Rhonda Q. Klein có trụ sở tại Connecticut, Hoa Kỳ: “Vết cháy nắng kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Hầu hết các vết cháy nắng sẽ hết đau và đỏ sau 3 đến 5 ngày. Nhưng nếu bạn bị bỏng phồng rộp, nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể kéo dài đến 10 ngày”.

Cơn đau do cháy nắng thường bắt đầu trong vòng hai đến sáu giờ sau khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và đạt đỉnh điểm vào khoảng 24 giờ. Nếu bạn bị cháy nắng nghiêm trọng hơn, da có thể phồng rộp và bong tróc. Các vết phồng rộp thường xuất hiện từ 6 đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng đôi khi chúng phải mất nhiều thời gian hơn mới xuất hiện.

Chăm sóc da, da bị cháy nắng, xử lý khi bị cháy nắng

Lột da là một phần của quá trình chữa lành sau khi bị cháy nắng, chúng có xu hướng bắt đầu sau khoảng ba ngày. Quá trình này sẽ dừng lại khi da đã lành hoàn toàn, có thể mất vài tuần nếu bị cháy nắng nặng. Khi bị bong tróc, bạn cần tránh bóc da, vì điều này có thể gây ra tổn thương nặng hơn.

Những ảnh hưởng lâu dài do cháy nắng

  • Lão hóa da sớm, bao gồm các đốm đồi mồi bị đổi màu, tàn nhang, giãn tĩnh mạch, nếp nhăn, sạm da và chảy xệ
  • Tổn thương mắt, có thể dẫn đến đục thủy tinh thể
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Ung thư da, đặc biệt là ở những vùng tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như cánh tay, lưng, tai, mặt và chân. Ung thư da có thể bao gồm từ các đốm có vảy màu hồng, đến các vết loét cục bộ không lành, đến các tổn thương nhiều màu có thể lan đến các cơ quan nội tạng.

Cần làm gì nếu da bị cháy nắng?

Nếu bạn bị cháy nắng, điều quan trọng là phải chăm sóc vùng da đó đúng cách. Điều này không chỉ làm giảm cơn đau mà còn giúp làn da của bạn mau lành hơn.

Làm mát da: Chườm mát bằng khăn lạnh, tắm nước mát.

Dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm hoặc gel nha đam thường xuyên để giữ ẩm cho da. Khi vết cháy nắng có dấu hiệu lành lại, hãy dưỡng ẩm vùng da đó bằng các loại kem hoặc lotion không mùi.

Chăm sóc da, da bị cháy nắng, xử lý khi bị cháy nắng

Uống nhiều nước: Da đủ nước sẽ phục hồi nhanh hơn.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Che chắn da kỹ càng bằng cách mặc áo sơ mi dài tay, quần dài, đội mũ rộng vành và đeo kính râm khi đi ra ngoài và thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Tốt hơn hết, hãy tránh ánh nắng mặt trời cho đến khi làn da của bạn được chữa lành hoàn toàn, nếu không bạn có thể thấy mình quay trở lại với các triệu chứng cháy nắng thậm chí còn tồi tệ hơn.

Ngừng tẩy tế bào chết: Đừng sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cho đến khi da bạn đã lành hoàn toàn. Lớp da bị tổn thương sẽ tự bong ra, lớp da mới mỏng manh và dễ bị kích ứng.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý:

  • Không gãi hoặc bóc da bong tróc.
  • Không sử dụng các sản phẩm có chứa cồn hoặc hương liệu trên vùng da bị cháy nắng.
  • Nếu da bị phồng rộp, hãy tránh nặn mụn nước. Các mụn nước còn nguyên vẹn thúc đẩy quá trình lành vết thương. Nếu chúng tự bật ra, hãy giữ chúng sạch sẽ và che chắn để tránh bị nhiễm trùng.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị cháy nắng dạng uống và bôi tại chỗ không kê đơn nào.
  • Nếu bị bỏng nặng, vùng da phồng rộp to hơn, chảy nước vàng, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đến ngay trung tâm y tế và tránh bôi bất cứ thứ gì lên da trước khi gặp bác sĩ.

Chăm sóc da sau khi bị cháy nắng cần sự kiên trì và thực hiện đều đặn. Hãy dành thời gian để chăm sóc làn da của bạn một cách khoa học để sở hữu một làn da khỏe đẹp và rạng rỡ. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để xử lý da khi bị cháy nắng hiệu quả.


Xem thêm:
>> La Prairie - Thương hiệu mỹ phẩm cao cấp Thụy Sĩ đến Việt Nam
>> Dầu tẩy trang và nước tẩy trang: Bạn phù hợp với loại nào?

ADVERTISEMENT