share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Reminiscence & Heritage Câu chuyện của những người quanh năm "Bán mặt cho muối, bán lưng cho trời"


ADVERTISEMENT

3 giờ chiều một ngày hè nắng gắt, sau một chặng đường dài, cuối cùng chúng tôi đã đến được làng muối Hòn Khói, Ninh Hòa. Nằm ngoài dự đoán, vào lúc nắng oi bức nhất của ngày, cánh đồng muối lại rợp bóng người.

“Mùa này mưa nắng thất thường, nên hôm nào có nắng, cô chú tranh thủ con à”. Người diêm dân trả lời tôi với nụ cười thân thiện, chân tình không giấu giếm.

Nhìn thấy bảng hiệu “Đồng muối XK Hòn Khói” hiện ra, chúng tôi rẽ xe và chạy nhanh vào

Từ xưa, nơi đây đã nổi tiếng với nghề muối. Tôi nhớ khi còn nhỏ, mẹ thường kể có anh chị này, con nhà ông kia ra đây làm công nhân hợp tác xã muối, nhà máy đường, một tháng mới về thăm nhà một lần. Thế là khi lớn lên, cuối cùng tôi cũng đã đến được một trong những nơi mẹ kể.

Lối vào cánh đồng muối Hòn Khói, Ninh Hòa

Đi bộ qua hết những con mương, chúng tôi tiếp tục mon theo con đường đất bồi để đến khu vực làm muối.

Những công nhân làm muối tại đồng muối Hòn Khói, Ninh Hòa

Những công nhân làm muối tại đồng muối Hòn Khói, Ninh Hòa

Đến nơi, trước mắt tôi là những “ninja" muối thực thụ. Chúng tôi chỉ kịp giao tiếp với nhau qua đôi mắt, bên dưới chiếc nón lá ngả màu và những tấm khẩu trang bịt kín. Một trong số họ, sinh ra trên mảnh đất ông cha và trưởng thành nhờ nghề muối, cũng có những người cả đời không làm muối nhưng lấy chồng về đây và trở thành diêm dân thực thụ.

Những công nhân làm muối tại đồng muối Hòn Khói, Ninh Hòa

Những công nhân làm muối tại đồng muối Hòn Khói, Ninh Hòa

Ngồi xe máy suốt một hành trình dài đến đây, tôi hiểu được cái nắng cháy da cộng thêm vị mặn của biển miền Trung táp vào da mặt khó chịu như thế nào. Nắng khắc nghiệt là thế, nóng lắm, rát lắm, nhưng càng nắng thì càng được muối. Họ chỉ cần có vậy.

Nắng lắm, rát lắm, nhưng họ cần nắng.

Dưới cái nắng đổ lửa, vị mặn quấn lấy áo quần, quấn lấy đôi bàn chân lam lũ.

Anh Tú, người phụ trách cào muối trên những cánh đồng tại làng muối Hòn Khói

Những tưởng mọi người sẽ tranh thủ làm cho nhanh để xong công việc mà phớt lờ câu hỏi của khách qua đường như chúng tôi, nhưng không, nhiều cô chú nghỉ tay, vội quẹt nhẹ mồ hôi trên trán và kể cho chúng tôi nghe đôi ba câu chuyện về cái nghề diêm dân vốn đã nghe thôi cũng đã không lấy gì làm sung sướng này.

“Bọn cô làm theo ca, làm bao nhiêu thì được bấy nhiêu. Chủ khoán cho bọn cô làm hết một thửa này thì được 3 triệu rưỡi, bọn cô có 17 người, rồi chia ra".

“Trước đây thì cô có biết làm muối đâu. Lấy chồng về đây sống rồi cũng bắt tay vào làm, cũng 11 năm rồi đó con", cô An nhớ lại.

Lâu lắm rồi tôi mới được nghe cái giọng miền Trung hay ho, chân chất này. Tôi cũng là một người con của miền Trung, nhưng cuộc sống mưu sinh ở thành phố đã làm cái giọng địa phương phần nào bị lơ lớ. Tôi say sưa hỏi và trò chuyện cho đến khi mọi người nghỉ giải lao và quay lại với cánh đồng muối thứ hai.

Cuộc sống mưu sinh vất vả của đời diêm dân

Đâu đó một mớ những suy nghĩ thoáng qua trong đầu, vì sao ở những nước phát triển, việc khai thác muối được tự động hóa ở mọi khâu; còn Việt Nam mình lại cực đến vậy, sao vẫn cứ phải là sức người mà không phải là máy móc công nghệ? … À, mà … công nghệ hóa rồi, những người như cô An, anh Tú, sẽ đi về đâu, sẽ lấy gì mà nuôi bản thân, nuôi gia đình. Thôi, chắc cứ như hiện tại đi, mọi thứ vẫn ổn mà.

Khép lại hành trình bằng dăm ba cái ôm, chúng tôi rời Hòn Khói. Buổi chiều hôm ấy, nắng vẫn chói chang, muối vẫn mặn và mồ hôi vẫn rơi. Trên những cánh đồng bì bõm nước, người và muối như hòa làm một.


ADVERTISEMENT