share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Saint Laurent, Alexander McQueen, Versace... đưa nghệ thuật vào thời trang như thế nào?


ADVERTISEMENT

Thời trang giờ đây đôi lúc vẫn là được coi là ngành công nghiệp phù phiếm, nơi những bộ trang phục khoác lên người không thể được coi là một tác phẩm nghệ thuật. Nhiều bảo tàng lớn trên thế giới và những sự kiện văn hoá tầm cỡ đang chứng minh điều ngược lại bằng việc đưa các tác phẩm thiết kế thời trang vào không gian triển lãm. Một hệ quy chiếu tự nhiên và duy mỹ hiện ra. Các thiết kế quan trọng của nhiều nhà mốt danh tiếng nhất thế giới đứng cạnh các tác phẩm Phục hưng, Ấn tượng, Biểu hiện, Pop-Art… là dẫn chứng đầy thuyết phục cho thấy thời trang chính là một phần của nghệ thuật thị giác. 

Nghệ thuật trên thời trang cũng là nghệ thuật trên cơ thể. Các nhà thiết kế hiểu rất rõ điều này. Họ chẳng ngần ngại “mượn” trực tiếp các tác phẩm nghệ thuật để kể câu chuyện thời trang của mình, với Saint Laurent, Valentino, Dolce & Gabbana hay Louis Vuitton là những cái tên điển hình. Các bộ sưu tập của họ không chỉ tái hiện lịch sử nghệ thuật thông qua trang phục, mà còn là lá thư tình tuyệt đẹp gửi tới những tác phẩm nghệ thuật đã kích hoạt cảm hứng trong họ. 

Yves Saint Laurent và Van Gogh hay Mondrian 

Nhà thiết kế nổi tiếng với những sáng tạo thanh lịch, phá vỡ mọi chuẩn mực của thời trang trong quá khứ để tô vẽ chân dung những cô gái hiện đại, tự tin, táo bạo và không rập khuôn - Yves Saint Laurent coi nghệ thuật và thời trang là hai tình yêu lớn nhất trong đời ông. Cứ nhìn vào bộ sưu tập xuân hè năm 1988 của ông mà xem, bạn sẽ thấy chiếc áo khoác tái hiện nguyên vẹn những bức họa lấy cảm hứng hoa cỏ của danh hoạ Van Gogh. 

Ảnh: THE MET

Từ bức hoa diên vĩ được tái hiện thông qua ngọc trai, ruy băng và 250.000 hạt sequin với 20 màu sắc khác nhau, cho đến chiếc áo khoác hoa hướng dương kết hợp với váy bút chì xanh lục bảo được Naomi Campbell mặc. Vừa tôn vinh nghệ thuật, vừa nâng tầm nghề thủ công, đây là cách Saint Laurent chuyển thể các tác phẩm nghệ thuật lên cơ thể con người. Van Gogh không phải là nghệ sĩ duy nhất truyền cảm hứng cho Laurent. 

Mùa Thu đông năm 1965, khi nhà thiết kế này mới chỉ chập chững vào nghề, ông khiến kinh đô thời trang Paris “nhấp nhổm” với việc mang tác phẩm Tân tạo hình đầy trừu tượng của danh họa Mondrian lên chiếc váy cocktail ba chiều chỉ bằng các đường may có chủ đích và khả năng phối màu như một hoạ sĩ của mình. Bộ sưu tập gồm 20 thiết kế là cẩm nang bằng vải vóc của việc áp dụng những nguyên tắc một trong những trường phái nghệ thuật tiêu biểu nhất của thế kỷ XX. 

Một “tác phẩm” khác của ông gắn với Picasso, khi Saint Laurent biến chiếc áo khoác của nhân vật trong bức họa “Portrait de Nusch Éluard, 1937” trở thành bộ trang phục ngoài đời thực từ chiếc áo khoác Pablo Picasso cho mùa Thu đông 1979.

Dolce & Gabbana và Peter Paul Rubens

Phong cách Baroque trong tranh của Rubens phản ánh sự thanh lịch, phấn khích và những dịch chuyển, nơi màu sắc là phần quan trọng hơn cả đường nét của tác phẩm. Trong mùa Thu đông 2020, Dolce & Gabbana muốn tôn vinh vẻ đẹp gợi cảm nhưng cũng đầy lãng mạn của phụ nữ, họ tìm đến các tác phẩm của họa sĩ Flemish Peter Paul Rubens như nguồn cảm hứng với bảng màu tươi sáng như bước ra từ những bức hoạ. 

Với bộ sưu tập Thu 2012, các chi tiết trên thiết kế cũng được lấy cảm hứng từ nhiều bức họa Baroque của Rubens, điển hình như chi tiết tay áo Tây Ban Nha hình chuông và cổ áo ren xếp nếp của áo và áo choàng của bộ sưu tập gợi về bức Chân dung Anne xứ Áo của Rubens. Các chất liệu cổ điển và sang trọng như ren và gấm cũng được tận dụng triệt để cho hiệu ứng Baroque của bộ sưu tập. 

Alexander McQueen và Gustav Klimt 

Bậc thầy của Chủ nghĩa tượng trưng thế kỷ 20 Gustav Klimt là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nhà thiết kế thời trang như Aquilano Rimoldi, L'Wren Scott hay Christian Dior. Tuy nhiên, Klimt chỉ thực sự sống động qua thiết kế của Alexander McQueen trong bộ sưu tập nghỉ dưỡng xuân/hè 2013 với các hoạ tiết trừu tượng, hình học và khảm đồng hay vàng trong những thiết kế đặc biệt phức tạp.

Những họa tiết đối lập, về các chủ thể khác nhau được kết hợp để tạo nên tầng ý nghĩa ngầm cho trang phục, gợi liên tưởng ngay đến tác phẩm danh tiếng nhất của Klimt là Fulfillment. 

Versace và Andy Warhol 

Pop Art len lỏi vào từng phần đời sống đại chúng, và thời trang cũng không phải ngoại lệ. Bản thân bậc thầy Pop-Art Andy Warhol cũng đã đưa các tác phẩm của mình lên trang phục, và con đường từ tranh in lụa đến thời trang cao cấp được rút ngắn khi chiếc váy Warhol Marilyn của Versace ra đời vào năm 1991.

Bộ sưu tập Xuân/Hè năm 1991 của Versace tràn ngập những thiết kế in hình vẽ đặc trưng Warhol, những chiếc váy dài duyên dáng, túi xách hay giầy… tất cả đều mang tông màu Pop-Art sôi nổi. Bộ sưu tập này được ví von như phòng tranh Warhol di động và là tưởng nhớ đầy thời trang với di sản Pop-Art của Warhol.


ADVERTISEMENT