share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Cuisine Vị ngọt bánh tổ, vị Tết Nguyên Tiêu


ADVERTISEMENT

Ngày Tết, nếu như người Việt có những món ăn đặc trưng như thịt kho hột vịt, khổ qua hầm, giò chả, bánh mứt,... cúng dâng tổ tiên, ông bà thì đối với các gia đình người Hoa sinh sống lâu đời ở đất Sài thành, không thể thiếu món bánh tổ trong nhà.

Món quà dân dã, hương vị khó quên 

Từ thời xa xưa, bánh tổ (hay còn gọi là Nian Gao) là một món quà đặc sản dân dã và trở thành một món đặc sản rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là trong dịp Tết. Đây thực sự là một món bánh thú vị của nền ẩm thực Trung Quốc mà du khách nên thử khi đặt chân đến đất nước xinh đẹp này.

Tên bánh "Nian Gao" ngụ ý chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Theo tiếng Trung, "Gao" là bánh, "Nian" là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

 Bánh tổ khi đọc đồng âm với cụm từ “Niên Cao”, hàm ý chúc cho 1 năm mới tốt đẹp, an khang thịnh vượng và trường thọ

Tên gọi của chiếc bánh này còn bắt nguồn từ một câu chuyện cổ. Xưa kia, có một con quái vật tên là Nian ở trên núi cao. Khi mùa Đông đến, mọi loài vật đều ngủ đông nên con quái vật không kiếm được thức ăn, nó đành phải xuống núi, đến các thôn ăn thịt người khiến người dân rất sợ hãi. Trong thôn có chàng trai thông minh tên Gao, anh ta làm những cái bánh gạo nếp đặt cạnh cửa ngôi nhà trống để dụ con quái vật. Đúng như dự đoán, con quái vật vào nhà nhưng lại không tìm thấy người nào để ăn thịt, nhưng nó đói quá, khi thấy bánh gạo nó đành phải ăn, ăn đến nỗi nghẹn. Nó không muốn phải ăn bánh gạo nữa nên nó đành phải lên núi tiếp tục săn những con thú khác. Từ đó người trong thôn không còn thấy con quái vật nữa. Để ăn mừng thoát khỏi quái vật, cứ mỗi khi mùa Đông đến, người dân lại làm bánh gạo nếp và đặt tên cho bánh này là "Nian Gao" (phiên âm tiếng Việt là "Niên Cao"). Ngày nay, loại bánh này trở thành món quà biếu/tặng phổ biến trong năm mới.

Tuy lạ mà quen, vì quen nên khó quên 

Hương vị của món bánh này có chút thân quen, có thể tìm thấy đâu đó trong vài món bánh tại Việt Nam, nhưng đồng thời vẫn có đôi nét đặc trưng mới lạ của bánh tổ ở Trung Hoa.

Ở Trung Quốc, bánh tổ được làm từ gạo nếp loại tốt để đảm bảo độ dẻo thơm cho bột bánh, đường nếp được thắng kỹ để loại bỏ tạp chất, và cuối cùng là một chút gừng tươi, phần nguyên liệu quan trọng này giúp mang lại hương vị đặc trưng cho chiếc bánh.

Người dân mỗi vùng lại biến tấu và thưởng thức bánh tổ theo một cách khác nhau. Bánh tổ của Thượng Hải màu trắng và có thể được cắt nhỏ cho vào trong món canh, món xào. Người dân phía Nam Trung Quốc lại ưa dùng bánh tổ ngọt, có thể là bánh hấp hoặc rán. Người Bắc Kinh thường có táo tàu trên bánh dùng bột gạo nếp trắng hoặc gạo nếp non. Người Phúc Kiến lại làm bánh từ bột gạo và khoai môn, họ cắt bánh nhỏ ra trước khi ăn hoặc tẩm bột ngô, nhúng qua trứng gà rồi rán lên,…

 Người Bắc Kinh thường có táo tàu trên bánh dùng bột gạo nếp trắng hoặc gạo nếp non

Riêng ở Việt Nam, bánh tổ lại thường được thực khách ưa chuộng bởi hương vị bánh chiên thơm lừng. Khi chiên trong chảo dầu, lát bánh tổ phồng lên, sẫm màu hơn, tỏa ra hương thơm. Thực khách sẽ cảm nhận được mùi ngọt lịm của đường, mùi thơm lừng của nếp, của vừng rất ngọt ngào và hấp dẫn. Bánh tổ chiên có hương vị đậm đà mà vẫn rất tinh tế, để lại ấn tượng đẹp với cả những thực khách khó tính nhất.

 Bánh tổ chiên luôn được thực khách yêu thích vì hương vị thơm ngon khó cưỡng 

Nếu thực khách muốn thưởng thức bánh tổ nướng thì cách chế biến cũng rất đơn giản: ta chỉ cần cắt bánh thành từng lát mỏng rồi đem nướng trên than hồng. Bánh tổ gặp nóng phồng lên cũng rất đẹp mắt và ngon miệng. Những người không thích ăn dầu mỡ thường ưa món bánh tổ nướng hơn bánh tổ chiên.


ADVERTISEMENT