share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Viện nghiên cứu sinh học Salk: công trình huyền thoại của bậc thầy Louis Kahn


ADVERTISEMENT

Nằm trên một vách đá nhô ra tại Thái Bình Dương, viện nghiên cứu sinh học Salk được thành lập những năm 1960s bởi Jonas Salk và được thực hiện bởi kiến trúc sư nổi tiếng Louis I Kahn.

Màn kết hợp của những con người vĩ đại

Jonas Salk là một dược sĩ, người đã phát minh ra vắc-xin phòng chống bại liệt. Ông thường được mọi người nhớ đến như một "nhà khoa học mang trái tim thiên sứ".

Đối với công trình này, Salk tin tưởng giao phó cho kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Louis Isadore Kahn. Louis Kahn là một trong những kiến trúc sư hàng đầu và có tầm ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Những công trình của ông mang đậm tính triết học và hướng đến bản chất của sự vật. Ông được cho là "bậc thầy" về hình khối và ánh sáng, các tác phẩm của ông nhấn mạnh tầm quan trọng của ánh sáng tự nhiên.

Viện Salk, Louis Kahn, Jonas Salk, viện nghiên cứu sinh học Salk, Salk InstituteNhà nghiên cứu khoa học Jonas Salk và kiến trúc sư Louis Kahn.

Kahn luôn bắt đầu công việc với câu hỏi: "Tòa nhà này muốn trở thành cái gì?" và kết thúc bằng một tác phẩm mang tính lịch sử. Giống như David Rinehart, một kiến trúc sư từng làm việc dưới thời Kahn chia sẻ:

"Đối với Kahn thì mỗi tòa nhà là một ngôi đền. Viện Salk chính là ngôi đền của khoa học."

Viện Salk, Louis Kahn, Jonas Salk, viện nghiên cứu sinh học Salk, Salk InstituteBản phác thảo công trình.

Salk mong muốn đây sẽ là công trình đơn giản, bền, ít cần bảo trì, vượt qua được tác động của thời tiết, một môi trường đáp ứng được công năng và sẽ là nơi lý tưởng để những nhà khoa học thực hiện nghiên cứu. Vì thế, kiến trúc sư Kahn đã lấy không gian sáng tạo và ánh sáng tự nhiên làm hai điểm đặc biệt cần chú trọng cho công trình lần này.

California ưu ái tặng Salk một vị trí đắc địa ở La Jolla tại San Diego, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và Kahn muốn khai thác triệt để sự yên tĩnh và ánh sáng tự nhiên của nơi đây.

Viện Salk, Louis Kahn, Jonas Salk, viện nghiên cứu sinh học Salk, Salk Institute

Công trình kiến trúc lịch sử - Ngôi đền của khoa học

Bản thiết kế gồm hai cấu trúc đối xứng, cách nhau bởi một khoảng sân rộng.

Mỗi tòa nhà có sáu tầng, ba tầng dưới là các phòng thí nghiệm, ba tầng trên có những công năng khác. Bên ngoài là các tòa tháp riêng dành cho các nghiên cứu chuyên sâu. Các toà tháp phía đông sẽ chứa hệ thống lò sưởi, thông gió và các phần phụ trợ khác. Trong khi phía tây là văn phòng sáu tầng hướng biển. Tổng cộng có 29 công trình riêng lẻ được liên kết với nhau.

Viện Salk, Louis Kahn, Jonas Salk, viện nghiên cứu sinh học Salk, Salk Institute

Do quy định của địa phương về hạn chế chiều cao nên hai tầng đầu tiên được làm ngầm. Kahn đã thiết kế các giếng trời ở cả hai mặt của tòa nhà để đưa ánh sáng xuống đến tầng thấp nhất.

Các vật liệu được lựa chọn là bê tông, gỗ tếch, chì, thủy tinh và thép đặc biệt. Mọi thứ được lựa chọn kỹ càng và áp dụng kỹ thuật làm bê tông từ thời La Mã cổ đại để đáp ứng nhu cầu bền, chắc, ít bảo trì. Những bức tường bê tông đã mang lại cảm quan thị giác ấn tượng.

Viện Salk, Louis Kahn, Jonas Salk, viện nghiên cứu sinh học Salk, Salk Institute

Công trình mang đặc tính không thấm nước, ấm áp, phản chiếu sắc hồng nhạt của bê tông pozzuolanic. Kahn cũng yêu cầu không mài, không trám và không sơn khi tiến đến giai đoạn gia công hoàn thiện. Cho đến hiện nay, do ít phải bảo trì nên bề ngoài của học viện Salk vẫn trông giống như khi nó vừa hoàn thành.

Viện Salk, Louis Kahn, Jonas Salk, viện nghiên cứu sinh học Salk, Salk Institute

Một công trình kết nối bầu trời, biển cả và khoa học

Ban đầu, Kahn định lấp đầy khoảng trống giữa hai tòa nhà bằng một khu vườn. Tuy nhiên ông đã tham khảo và bị thuyết phục bởi kiến trúc sư Luis Barragán nên đã quyết định để nguyên mảnh sân trống. Ông xây dựng một kênh nước ở giữa, chia đôi quảng trường, hướng về phía chân trời Thái Bình Dương. Đây được goi là "mặt tiền" của công trình. Kênh nước nối liền viện Salk với biển Thái Bình Dương, nhấn mạnh kết cấu đối xứng, phản chiếu vẻ đẹp của bầu trời và mang lại cảm giác hoành tráng cho không gian quảng trường mở.

Viện Salk, Louis Kahn, Jonas Salk, viện nghiên cứu sinh học Salk, Salk InstituteHoàng hôn tại kênh nước "mặt tiền" của học viện.

Năm 1992, công trình của Viện nghiên cứu sinh học Salk đã nhận giải thưởng của Viện kiến trúc Hoa Kỳ (AIA). Bên cạnh đó, học viện còn được báo San Diego Union-Tribune đánh giá là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất ở San Diego. Ngoài ra, học viện nghiên cứu Salk còn được xem là một trong những công trình kiến trúc mang phong cách thô mộc (Brutalism) nổi tiếng nhất thế giới.

Vừa qua, nhãn hàng thời trang xa xỉ của Pháp Louis Vuitton cũng đã cho ra mắt BST Cruise 2023 tại quảng trường rộng của Viện Salk. Giám đốc Sáng tạo của nhà mốt, Nicolas Ghesquière, chia sẻ:

"Viện Salk luôn mang vẻ đẹp tuyệt vời trong mắt tôi. Lối kiến trúc thô mộc ấn tượng của Louis Kahn dựa trên khung cảnh của bờ biển Thái Bình Dương, kết hợp với hoàng hôn của California đã mang đến cho tôi một nguồn cảm hứng bất tận."

Nguồn tin: Salk Institute - Viện nghiên cứu sinh học Salk


ADVERTISEMENT