share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Cuisine 9 món ăn truyền thống đêm Giao thừa vòng quanh Thế giới


ADVERTISEMENT

Phía sau mỗi món ăn luôn chứa đựng vô vàn điều thú vị, và những món ăn được phục vụ vào đêm Giao thừa lại càng ý nghĩa hơn. Thông qua bữa tối đêm Giao thừa, những hy vọng về một năm mới an lành, may mắn, sung túc và thịnh vượng sẽ được gói trọn trong hình hài của những món ăn. 

Hôm nay chính là ngày cuối cùng của năm 2022 theo Dương lịch, hãy cùng WOWWEEKEND tìm hiểu xem vào đêm nay, trên bàn tiệc tại các quốc gia vòng quanh Thế giới có những gì nhé! 

Malaysia: Món gỏi Yusheng đa sắc

Theo truyền thống, trên bàn ăn của người dân Malaysia sẽ xuất hiện những đĩa thức ăn đầy màu sắc có tên là gỏi Yusheng. Món ăn này gồm 7 nguyên liệu khác nhau: gồm cá hồi, các loại rau xanh, đu đủ bào, khoai môn thái sợi và gia vị. Yusheng thường sẽ được ăn cùng nước sốt đặc trưng. Đối với người Malaysia, màu sắc rực rỡ của món gỏi này tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, sang giàu và thịnh vượng.

yusheng-mon-an-giao-thua-2023-wwk

Nhật Bản: Mì toshikoshi soba trường thọ

Bắt nguồn từ thế kỷ 17, mì toshikoshi soba đã trở thành một món ăn chào năm mới biểu tượng. Theo phong tục truyền thống, vào đêm giao thừa, trước khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, họ sẽ thưởng thức món ăn này. Toshikoshi soba có nghĩa là “mì kiều mạch xuyên năm”. Sợi mì dài biểu thị cho sự chuyển tiếp từ năm này sang năm khác và tượng trưng cho sự trường thọ, thịnh vượng.

toshikoshi-soba-nhat-ban-giao-thua-2023-wwkẢnh: Shutterstock

Tây Ban Nha: 12 quả nho xanh may mắn

Tại Tây Ban Nha, trước thềm năm mới, người ta sẽ ăn 12 quả nho xanh để cầu may mắn. Phong tục này tượng trưng cho một niềm tin vào 12 tháng tiếp theo sẽ thuận lợi, tốt đẹp. Vào đêm giao thừa, một quả nho ứng với một tiếng chuông đồng hồ và phải được ăn hoàn tất trước thời điểm giao thừa.

12-qua-nho-xanh-mon-an-giao-thua-tay-ban-nha-wwk-2023-happy-new-yearẢnh: Shutterstock

Nam Mỹ: Hoppin' John mong cầu giàu sang

Một phần Hoppin' John thịnh soạn là cách mà nhiều hộ gia đình Nam Mỹ chào đón một năm mới đang đến. Món đậu mắt đen hay đậu Hà Lan được chế biến cùng thịt lợn, ăn kèm với rau củ có màu xanh, cơm và bánh ngô. Trong đó, đậu mắt đen tượng trưng cho đồng xu, màu xanh của rau củ tượng trưng cho màu tiền còn bánh ngô lại có màu của vàng. Rất rõ ràng, món ăn này đại diện cho hy vọng một năm mới thịnh vượng và giàu có.

Hoppin' John bắt nguồn từ châu Phi, khi người dân bị bắt làm nô lệ vào thế kỷ 19. Trong thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi, đây chính là món ăn họ được thưởng thức. Công thức nấu món Hoppin' John xuất hiện lần đầu vào năm 1847 trong cuốn sách “Bà nội trợ Carolina” của Sarah Rutledge. Sau đó, món ăn này đã được các đầu bếp chuyên nghiệp lẫn những người nội trợ trong gia đình học tập và thực hiện. Dần dà, nó đã trở thành một món ăn đại diện cho sự may mắn và được phổ biến khắp Nam Mỹ dịp năm mới.

9-mon-an-giao-thua-hoppin-johnẢnh: farmersalmanac

Hy Lạp: Bánh mì Vasilopita chứa đồng xu may mắn

Vasilopita là loại bánh ngọt hoặc bánh mì truyền thống của Hy Lạp, thường xuất hiện trên bàn ăn đêm Giao thừa. Sau khi bánh Vasilopita được nướng, một đồng xu sẽ được nhét vào bên trong. Khi được phục vụ, người ta sẽ cắt bánh Vasilopita thành từng phần nhỏ và thành viên nào tìm thấy đồng xu trong phần bánh của mình, người đó sẽ gặp may mắn suốt 12 tháng tiếp theo của năm mới.

Vasilopita-new-year-cake-hy-lap-giao-thua-2023-wwkẢnh: kardamas

Trung Quốc: sủi cảo cầu sung túc

Theo quan niệm của người Trung Quốc, sủi cảo đầu năm mới tượng trưng cho sự đoàn tụ. Ăn sủi cảo vào đêm Giao thừa không chỉ mang lại may mắn và tài lộc, nó còn tượng trưng cho một niềm hy vọng về tương lai tương sáng.

Ngày Giao thừa, gia đình người Trung Quốc ngồi quây quần cùng nhau gói sủi cảo. Lớp bột mỏng gói trọn các loại thịt lợn/ gà xay nhỏ, rau củ và tôm băm nhuyễn sau đó đem luộc hoặc hấp. Giai đoạn quan trọng nhất chính là băm thịt. Tiếng băm to, vang vọng, kéo dài là điềm báo cho cuộc sống dư dả trong năm mới. Hình bán nguyệt của thành phẩm cũng giống như miếng vàng cổ của người Trung Quốc, phần viền mỏng bên ngoài còn được gọi là “viền phúc”.

mon-an-giao-thua-gyoza-sui-cao-trung-quoc-wwk-2023Ảnh: Angela Roma/pexels

Đan Mạch và Na Uy: Tháp bánh Kransekage

Sau bữa ăn đêm giao thừa truyền thống gồm cá tuyết luộc với mù tạt, người Đan Mạch sẽ ăn một tháp bánh gọi là kransekage, nghĩa là “bánh vòng hoa”. Kransekage là một tháp gồm nhiều vòng bánh hạnh nhân xếp chồng lên nhau, phủ thêm socola, các loại hạt, trang trí bắt mắt và thường được dùng kèm với vài ly champagne vào đêm Giao thừa.

Ảnh: Lorie Shaull

Thổ Nhĩ Kỳ: Quả lựu đỏ

Người Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng nếu họ ăn lựu đỏ vào đêm Giao thừa sẽ mang lại sự thịnh vượng và may mắn. Màu đỏ của lựu tượng trưng cho trái tim con người và cho sự sống. Dược tính của lựu lại tốt cho sức khỏe. Đêm Giao thừa, họ sẽ đập vỡ quả lựu, càng nhiều hạt rơi xuống đất biểu hiện cho năm mới của họ càng may mắn.

Ảnh: Rahel Barenshtein/pexels

El Salvador: Màu của trứng sống

Ở El Salvador, để biết trước điều gì sẽ xảy ra trong năm mới, người ta đập một quả trứng sống vào cốc nước một phút trước nửa đêm. Vào sáng hôm sau, họ sẽ kiểm tra màu sắc của quả trứng. Màu lòng trứng vẫn còn tươi được cho là báo hiệu một năm mới đầy may mắn.

Ảnh: Klaus Nielsen/pexels

Ngày cuối cùng của năm 2022 đã đến, vài tiếng nữa thôi chúng ta sẽ chào đón năm 2023 gõ cửa, đội ngũ WOWWEEKEND gửi lời chúc đến Quý bạn đọc một năm mới thật vui vẻ, hạnh phúc và thịnh vượng.

>> Xem thêm: Top 6 địa điểm tổ chức countdown chào năm mới 2023 tại Hà Nội và TP.HCM

 


ADVERTISEMENT