share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

W Coffee Talk Biên tập viên Tuyết Trinh: "Viết thêm một quyển sách là sống thêm một cuộc đời"


ADVERTISEMENT

Nhiều tác giả có quyển sách xuất bản đầu tay rất hay nhưng đến quyển thứ hai, thứ ba lại cứ... hao hao giống, chẳng để lại dấu ấn nào. Đó là biểu hiện của việc thiếu trải nghiệm sống, rào cản của không ít tác giả trẻ trong sự nghiệp viết lách.

Viết là câu chuyện của trải nghiệm, trải nghiệm có nhiều thì viết mới có hồn. Nếu người viết không tìm kiếm trải nghiệm mới thì sớm muộn độc giả cũng rời bỏ mình. Người cầm viết nên quên đi những thành tựu từng có khi bắt tay thực hiện tác phẩm mới để mỗi trang sách đều trở thành một cuộc đời riêng biệt. Đấy là chia sẻ của chị Tuyết Trinh, biên tập viên Sbooks khi nói về nghề nghiệp của mình.

tuyết trinh, biên tập viên, sbooks

WWK: Câu hỏi quen thuộc bắt đầu cho mọi cuộc phỏng vấn, chị có thể chia sẻ về nghề nghiệp của mình?

Mình hiện đang là biên tập viên làm việc tại phòng xuất bản của công ty cổ phần Sbooks, chịu trách nhiệm phát triển bản thảo cho Sbooks và khâu chấp bút trong các hợp đồng tư vấn xuất bản cho tác giả.

Dành cho những ai chưa biết thì chấp bút là một công việc khá đặc thù trong giới xuất bản. Khi khách hàng có ý tưởng về một đề tài hoặc một câu chuyện thú vị muốn kể nhưng không đủ khả năng diễn đạt câu chữ thì phía nhà xuất bản sẽ đề cử ra một số cây viết ma - Ghost Writing hỗ trợ tác giả thực hiện công việc này. Khách hàng vẫn sẽ là người nắm bản quyền tác phẩm.

Công việc của mình sẽ cùng lúc làm việc với tác giả và đội ngũ chấp bút, đảm bảo quyển sách được thực hiện theo đúng ý tưởng của khách hàng và đúng chuẩn đầu ra của một quyển sách được phép lưu hành trên thị trường.

WWK: Công việc này có gì thú vị?

Được làm việc với rất nhiều khách hàng mới, hoặc một vài cây viết quen thuộc nhưng có thể viết hàng trăm quyển sách khác nhau, cái nào cũng thú vị cả.

  • Với những khách hàng mới, họ có những kiến thức và câu chuyện hoàn toàn khác biệt. Mỗi lần làm việc là đi sâu vào một thế giới nội tâm hoàn toàn khác nhau, có những câu chuyện nhập tâm đến mức làm mình ngỡ như đang rơi vào cuộc sống của họ, trải nghiệm những cảm xúc mà họ từng đi qua.
  • Với những cây viết quen thuộc - những người chấp bút viết hộ câu chuyện của khách hàng, họ có khả năng biến hóa nhân cách rất đa dạng, dùng giọng văn khác nhau cho những khách hàng khác nhau. Đọc nhiều quyển của họ, mình không tin rằng đây là cùng một người viết. Họ biết cách đặt mình vào vị trí của khách hàng và dùng giọng văn của người khác để kể chuyện.

tuyết trinh, biên tập viên, sbooks

WWK: Quy trình cho ra một quyển sách hoàn chỉnh?

Có hai hướng, khách hàng tìm đến mình hoặc mình tìm đến khách hàng.

  • Khi khách hàng tìm đến mình: Sẽ có vài buổi phỏng vấn để hiểu sâu hơn về câu chuyện của khách hàng, từ đó chọn ra hướng đi cho sách và những cây viết phù hợp hỗ trợ họ hoàn thiện bản thảo. Hai bên sẽ liên tục trao đổi làm việc với nhau đến khi ra đời thành phẩm. Cuối cùng sẽ là nộp giấy phép, in ấn và truyền thông giới thiệu sách đến với mọi người.
  • Khi mình tìm đến khách hàng: Sẽ hơi khác một chút bởi mình sẽ là người chủ động tìm những chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó để đề nghị hợp tác. Các quyển sách như thế này thường sẽ phức tạp, có chiều sâu hơn và tất nhiên kinh phí cũng sẽ cao hơn. 

WWK: Chị học được gì từ công việc này?

Trên lý thuyết mình sẽ là người hướng dẫn đưa ra ý tưởng để hỗ trợ việc thực hiện bản thảo. Thế nhưng thực tế mình lại học được rất nhiều ý tưởng và trải nghiệm sống trong quá trình làm việc với các bạn. Mỗi quyển sách là một kiến thức, một cuộc đời khác nhau, càng làm việc mình lại càng học được rất nhiều điều mới lạ.

tuyết trinh, biên tập viên, sbooks

WWK: Vậy còn điều không hài lòng ở công việc thì sao?

Gọi không hài lòng thì cũng hơi quá, nhưng mình nghĩ các bạn trẻ nếu muốn trở thành cây viết chuyên nghiệp nên chọn tích góp cho mình thật nhiều trải nghiệm trước khi thực hiện bản thảo. Quyển đầu tiên có thể bạn viết hay nhưng quyển hai, quyển ba thì chưa chắc. Là người làm việc trực tiếp với các bạn, mình rất dễ chán khi đọc quyển nào cũng hao hao giống quyển nào.

Ở góc độ biên tập viên, mình rất hy vọng vào những trải nghiệm khác biệt trong bản thảo. Đâu ai muốn nghe đi, nghe lại một vài câu chuyện quen thuộc phải không nào? Các tác giả trẻ khi bắt tay vào thực hiện tác phẩm mới hãy quên hết những thành tựu trước đó của mình, cố gắng và dồn tất cả tâm huyết như cách mà bạn hoàn thành bản thảo đầu tiên. Hãy xem việc viết thêm một quyển sách như sống thêm một cuộc đời mà lao vào trải nghiệm.

tuyết trinh, biên tập viên, sbooks

WWK: Chị có thể chia sẻ thêm về dự định sắp tới?

Viết cho người khác đủ rồi thì mình cũng nên viết câu chuyện của riêng mình. Dự kiến cuối 2022 Trinh sẽ hoàn thành quyển sách của mình và nó là quyển sách cô đọng những trải nghiệp đắt giá nhất trong quá trình xuất bản của mình.

WWK: Một quyển sách được viết bởi chuyên gia về sách, rất đáng để mong chờ. Hy vọng sớm được thấy thành quả của chị và hẹn gặp trong tương lai gần cho một buổi phỏng vấn đề dự án sách mới. Chúc chị thành công trong sự nghiệp của mình!


ADVERTISEMENT