share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Câu chuyện đằng sau những biểu tượng Giáng Sinh


ADVERTISEMENT

Không từ ngữ nào có thể lột tả không khí tuyệt vời của Giáng Sinh rõ ràng bằng cảnh vật, mùi hương và âm thanh. Từ mùi thơm của bánh quy, của những ly rượu vang, của cây thông và gà Tây nướng đầy hấp dẫn; cho đến giai điệu rộn ràng, ngân vang từ ca khúc Jingle Bells bất hủ và ánh sáng đủ màu lấp lánh của những chiếc đèn trang trí tràn ngập khắp lối.

Vậy từ khi nào và làm thế nào mà cây thông, bánh gừng cùng những chiếc tất bên lò sưởi lại trở thành biểu tượng cho Lễ Giáng sinh?

christmas-tree-cay-thong-noel-cau-chuyen-bieu-tuong-wwkẢnh: Shutterstock

Bánh gừng (Gingerbread)

Chiếc bánh quy có vị gừng đậm đà, ấm áp là một trong những biểu tượng thông báo một mùa Giáng Sinh nữa lại về. Theo tài liệu ghi nhận, những chiếc bánh gừng hình ngôi nhà (gingerbread house) được phát hiện tại Đức những năm 1800 với đủ phong cách trang trí khác biệt. Trong khi đó, bánh gừng hình người (gingerbread man) lại có truyền thuyết xuất phát từ Anh quốc, khi Nữ hoàng Elizabeth I muốn dành tặng món quà này cho những vị khách đặc biệt trong tiệc tối thịnh soạn của mình.

banh-gung-gingerbread-cau-chuyen-bieu-tuong-giang-sinh-2022-wwkNhững chiếc bánh gừng chính là "tiếng chuông" thông báo một mùa Giáng Sinh sắp đến gần. Ảnh: Shutterstock

Qua thời gian, sau khi tiếp cận nhiều nền văn hóa khác nhau, chiếc bánh gừng ngày nay sở hữu nhiều phiên bản đa dạng phong phú. Hơn nữa, hơi cay nồng, ấm áp phù hợp hoàn hảo với tiết trời của mùa đông lạnh giá, chiếc bánh gừng với những hình dạng vui mắt nhanh chóng trở thành biểu tượng trong dịp lễ Giáng Sinh.

Cây thông Giáng Sinh

Cây thông Giáng Sinh ngày nay có nguồn gốc từ cây Evergreen (cây thường xanh). Trước khi được công nhận là “cây Giáng Sinh”, thường xanh từ lâu đã mang ý nghĩa biểu tượng của mùa đông ở nhiều nơi. Xa xưa, người La Mã đặt chúng xung quanh các ngôi đền để tôn vinh Sao Thổ, vị thần nông nghiệp. Trong khi một số miền đất tại Bắc bán cầu có ngày Đông chí kéo dài, dân cư thời xưa cho rằng vị Thần Mặt Trời của họ đang suy yếu. Vì vậy, họ cắt nhỏ nhánh thường xanh, treo ngược bên ngoài cửa sổ, hy vọng sẽ giúp bảo vệ họ và cây cối xanh tươi trở lại.

Phong tục đem cây thông vào nhà trở nên phổ biến kể từ thế kỷ 19, khi Hoàng tử Albert gốc Đức, chồng của Nữ hoàng Victoria dựng cây thông trong cung điện của họ. Vợ chồng Nữ hoàng đã trang trí cây Giáng Sinh đầu tiên ở Anh và từ đó, thông lệ này trở nên phổ biến ở nhiều nơi.

Ngôi sao Giáng Sinh

Trên đỉnh cây thông, tháp chuông nhà thờ hay thậm chí là khay bánh quy, kẹo mút thủ công… hình ảnh ngôi sao xuất hiện ở khắp mọi nơi, trên mọi nẻo đường vào dịp Giáng Sinh.

dior-christmas-decoration-cau-chuyen-cua-nhung-bieu-tuong-giang-sinhThế giới Giáng Sinh của Dior tại Harrods được trang trí hoành tráng với những ngôi sao Giáng Sinh cỡ lớn. Ảnh: Adrien Dirand

Ngôi sao Giáng Sinh mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nó đại diện cho Bethlehem – ngôi sao sáng nhất trên bầu trời khi Chúa giáng trần. Theo Cơ Đốc giáo, ngôi sao này đã dẫn đường cho ba vị vua và những nhà thông thái tìm đến hang đá nơi Thiên Chúa ra đời. Những người theo đạo tin rằng ánh sáng từ ngôi sao sẽ xóa tan bóng tối của đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới hạnh phúc và ấm áp cho nhân loại.

Vòng hoa trước cửa nhà

Ace Collins, tác giả cuốn Stories Behind the Great Traditions of Christmas, đã từng nói:

“Cây cối đã khai sinh ra vòng hoa.”

Việc treo một vòng hoa trước cửa hoặc trên tường là hình thức trang trí phổ biến trong dịp Giáng Sinh. Nhưng ít ai biết, phong tục này bắt nguồn từ một sự tình cờ. Trong thế kỷ 16, thay vì vứt bỏ những phần cây vừa được cắt tỉa, họ đã tận dụng những nhánh cây thừa để làm thành vòng hoa.

Ảnh: Jeff Gilbert

Trước khi vòng hoa xuất hiện trong lễ Giáng sinh, nó là biểu tượng nổi bật của chiến thắng và quyền lực ở Hy Lạp và La Mã cổ đại. Người La Mã treo vòng hoa trên cửa ra vào như một dấu hiệu của sự chiến thắng và thể hiện địa vị của họ trong xã hội. Phụ nữ thường đội chúng trên đầu như một biểu tượng của niềm tự hào hay sử dụng trong những dịp đặc biệt như đám cưới. Ngoài ra, những người thắng cuộc trong các sự kiện thể thao ở Hy Lạp cổ đại cũng sẽ được trao vòng hoa, gọi là vòng nguyệt quế. Truyền thống này vẫn được ứng dụng trong Thế vận hội Olympic hiện tại.

Chiếc tất bên lò sưởi

Đối với trẻ em trên thế giới, những chiếc tất treo bên lò sưởi luôn là lý do khiến chúng cảm thấy háo hức nhất dịp lễ Giáng Sinh. Vì sao? Vì chúng chứa đựng món quà của Ông già Noel.

Truyền thuyết kể rằng, một gia đình nọ lo lắng ba cô con gái của họ không thể kết hôn vì gia cảnh quá nghèo. Theo phong tục thời đó, cha mẹ của cô dâu phải chuẩn bị của hồi môn để đưa con gái về nhà chồng. Của hồi môn càng giá trị, cuộc hôn nhân của con họ sẽ càng thuận lợi. Sau khi biết chuyện, Thánh Nicholas đã tìm đến nhà họ, lẻn xuống ống khói vào ban đêm. Ông tìm thấy những đôi tất đang được phơi bên lò sưởi và nhét đầy những đồng tiền vàng vào đó rồi biến mất.

Ảnh: Shutterstock

Mỗi quốc gia đều có những câu chuyện về Ông già Noel của riêng họ. Tuy nhiên, những tài liệu lâu đời đều hướng về câu chuyện kể trên. Theo dòng thời gian, những chiếc tất bên lò sưởi đã trở thành một biểu tượng phổ biến vào dịp lễ Giáng Sinh. Không chỉ để trang trí, tất còn có thể làm quà tặng mang ý nghĩa gắn kết bền chặt giữa người với người. Đặc biệt đối với phương Tây, nơi có thời tiết lạnh giá thì những đôi tất lại càng được sử dụng nhiều hơn.

Lời chúc “Merry Christmas”

“Merry Christmas and Happy New Year.”

Đó là câu chúc chúng ta thường xuyên nghe hàng năm. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao lại là Merry Christmas? Tại sao lại dùng “Merry” vào dịp Giáng Sinh trong khi chính phương Tây cũng không thường dùng từ này vào các dịp khác. Chẳng hạn như hiếm có ai dùng “Merry Birthday” để chúc mừng sinh nhật. Vậy thì tại sao chúng ta lại dùng “Merry Christmas”?

merry-christmas-tree

“Merry Christmas” được sử dụng lần đầu trong bức thư của giám mục John Fisher gửi quan đại thần Thomas Cromwell vào thế kỷ 16. Cùng thời, bài hát “We Wish You a Merry Christmas” đã phần nào lan tỏa cách chúc mừng này.

Đến thế kỷ 19, tác giả người Anh Charles Dickens đã sử dụng “Merry Christmas” khi xuất bản tác phẩm A Christmas Carol. Ông đã góp phần rất lớn đưa “Merry Christmas” trở thành cụm từ phổ biến khi cuốn sách của ông là tác phẩm bán chạy nhất năm 1843. Cùng năm đó, cụm từ này cũng xuất hiện trên tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên được bày bán thương mại rộng rãi.

Giáng Sinh đã đến rất gần, nhân đây, WOWWEEKEND chúc các bạn đọc có một mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc!


ADVERTISEMENT