share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Christie's, Sotheby's, Phillips và Bonhams tăng cường chiến lược phát triển tại châu Á


ADVERTISEMENT

Tháng 9 này, giới yêu nghệ thuật Hồng Kông sẽ chính thức chào đón trụ sở mới của Christie's ở toà nhà The Henderson. Christie's mô tả trụ sở được công ty kiến trúc nổi tiếng Zaha Hadid Architects thiết kế là “không gian lấy cảm hứng từ nghệ thuật, gồm 3 tầng gồm phòng trưng bày nghệ thuật hiện đại, phòng trưng bày, không gian dành riêng cho khách hàng, và văn phòng. Đây sẽ là nơi người đam mê nghệ thuật và hàng xa xỉ sẽ được chiêm ngưỡng những bộ sưu tập có một không hai.”

Để lễ khai trương tưng bừng hơn, Christie's cũng giới thiệu chương trình bán hàng kéo dài 3 ngày với các tác phẩm nghệ thuật thế giới thế kỷ 20 và 21, cùng bộ sưu tập gốm sứ Trung Quốc của “Au Bak Ling". Kế đó là hàng loạt các đợt bán đồ xa xỉ vào tháng 10, và đợt bán các tác phẩm nghệ thuật châu Á vào tháng 11. Trụ sở mới của Christie’s ra mắt chỉ hai tháng sau khi đối thủ Sotheby's khai trương trụ sở của mình tại tòa nhà Landmark Chater trong cùng khu trung tâm thương mại Hồng Kông, với thiết kế hiện đại tinh tế, quy mô rộng lớn phủ kín hai tầng cùng bộ sưu tập có giá trị dao động từ 5.000 đến 5 triệu USD. Maison của Sotheby's là tuyên ngôn khẳng định vị thế của nhà đấu giá này với 278 năm hoạt động, ở một thị trường nơi nghệ thuật chỉ mới nhen nhóm như một hiện tượng cung - cầu.

Không chỉ hai nhà đấu giá tầm cỡ này, những tên tuổi lớn khác như Bonhams hay Philips cũng chẳng ngần ngại lao vào cuộc đua. Cũng trong tháng 9 tới đây, Bonhams sẽ chuyển đến một địa điểm mới rộng 1.765 mét vuông, nhưng chỉ nhắm đến một phân khúc thị trường đã chứng minh được khả năng phục hồi—các giao dịch dưới 1,3 triệu USD.

Với những đầu tư khổng lồ vào quy mô trụ sở tại khu vực bất động sản đắt đỏ nhất Hồng Kông, nhiều nhà kinh tế cho rằng cỗ máy kinh doanh nghệ thuật đang “đặt cược vào tương lai" ở một thành phố nằm giữa ranh giới Đông - Tây. Cả hai dự án trụ sở mới của Christie’s và Sotheby's khi công bố hình ảnh đã khẳng định niềm tin lớn của mình vào tiềm năng kinh tế của châu Á, dù nhiều cố vấn nghệ thuật hoài nghi về việc gọi Hồng Kông là “trung tâm của châu Á" như cách các nhà đấu giá này đang diễn giải.

Hồng Kông nói riêng và châu Á nói chung tiếp cận thị trường nghệ thuật muộn màng hơn hẳn so với châu Âu hay Mỹ, nhưng mức đầu tư và kỳ vọng sâu xa của các nhà đấu giá này không phải không có lý do. Hồng Kông, với lợi thế về vị trí địa lý và sự năng động của mình, đã là điểm đến cho các mùa đấu giá của những nhà đấu giá tầm cỡ này. Người đến Hồng Kông để mua nghệ thuật chắc chắn không chỉ dừng lại chỉ ở cư dân Hương Cảng. Với sự gia tăng đáng kể về vị thế của nghệ thuật châu Á và các nghệ sĩ châu Á, Hồng Kông cũng là mảnh đất màu mỡ và thuận tiện để nghệ thuật châu Á có cơ hội định giá xứng đáng. Vì thế, việc lựa chọn thành phố này cho những giao dịch nghệ thuật trực tiếp là hướng đi vừa trong vùng an toàn của các nhà đấu giá lớn.

Không chỉ nằm ở việc mở rộng không gian (với diện tích lên tới hàng nghìn mét vuông), những trụ sở này đóng vai trò như phương thức marketing trực tiếp khi thu hút không chỉ những tín đồ nghệ thuật thuộc giới siêu giàu hay các nhà sưu tập châu Á một cách trực tiếp, mà còn tệp khách hàng lớn đến từ ngành du lịch Hồng Kông. Trong đó, tệp khách hàng các nhà đấu giá này thực sự hướng tới là những người mua nghệ thuật trẻ tuổi, từ millennial đến Gen Z. Theo báo cáo của Christie's, 29% người mua của họ trong nửa đầu năm 2024 là những người thuộc thế hệ này. Các cuộc đấu giá, trước đây là những sự kiện nghiêm túc, đã trở thành những buổi trình diễn hoành tráng, được tái hiện lại thành những tác phẩm theo phong cách Hollywood được thiết kế để thu hút những người mua mới với thẩm mỹ và nhu cầu giải trí mới.

“Phân khúc này đã chứng minh được khả năng phục hồi bất chấp những bất ổn kinh tế và đại diện cho một cơ hội lớn ở Châu Á,” Theo Julia Hu từ Bonhams châu Á.

Được ví von như tương lai của thế giới nghệ thuật ở châu Á, không thể phủ nhận Hồng Kông có những lợi thế lớn, nhất là ở giai đoạn các con số thể hiện sự chuyển đổi nhanh chóng của thị trường. Hâu đại dịch chứng kiến doanh số bán nghệ thuật toàn cầu tăng vọt, nhưng giảm đến một nửa chỉ trong vòng 2 năm. Hồng Kông với những nhà đấu giá tầm cỡ này, là bước đi mới để mở rộng không chỉ tệp khách hàng mà cả cách thế giới nghệ thuật chủ động tiếp cận giới siêu giàu mới nổi ở châu Á.

Sự kiện cả bốn “ông lớn" trong ngành đấu giá nghệ thuật thế giới Bonhams, Christie's, Phillips và Sotheby's đồng loạt kế hoạch mở trung tâm bán lẻ tại Hồng Kông mới chỉ là khởi đầu cho những cạnh tranh khốc liệt hơn trong tương lai không xa. Và càng khốc liệt, thế giới nghệ thuật châu Á sẽ càng sôi động trong sự háo hức.

>>Xem thêm: Sotheby’s mở cửa không gian bán lẻ nghệ thuật quy mô nhất Hồng Kông


ADVERTISEMENT