share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Music Hồi ức mùa thu qua ca khúc bất hủ “Autumn Leaves”


ADVERTISEMENT

Không gian nhẹ nhàng và lãng mạn của mùa thu từng là nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao nhạc sĩ viết nên những bản tình ca đẹp và thơ mộng. Nhưng khung cảnh mùa thu cũng gợi nhắc nhiều kỷ niệm buồn bã, đôi khi là hồi ức khó phai. Như những chiếc lá mùa thu trở thành chủ thể chính trong ca khúc nổi tiếng Autumn Leaves, để rồi từ đó, nhạc sĩ vẽ nên một chuyện tình dang dở chỉ còn trong dĩ vãng.

“Autumn Leaves”, “Les Feuilles Mortes”, Jacques Prevert, Joseph Kosma, ca khúc bất hủ, jazz standardẢnh: eBay

Từ một ca khúc tiếng Pháp, bài hát được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng khác nhau, được hàng loạt danh ca khắp nơi trên thế giới thể hiện. Sức sống của Autumn Leaves càng được khẳng định theo thời gian. Sau hơn 7 thập niên, bài hát vẫn thường xuyên nằm trong danh sách những bản jazz standard kinh điển hàng đầu của thế giới.

Thu buồn nhớ người xưa

Bản gốc Autumn Leaves ra đời năm 1945, tên gọi Les Feuilles Mortes với phần lời do nhà thơ Jacques Prevert chắp bút, nhạc sĩ Joseph Kosma sáng tác phần nhạc. Sau đó, ca khúc càng trở nên nổi tiếng hơn qua bản chuyển thể tiếng Anh năm 1949, được nhiều danh ca thể hiện.

Bài hát bắt đầu nhẹ nhàng, từ tốn đưa người nghe bước vào không gian mùa thu đầy hoài niệm. Nhìn lá mùa thu rơi, người hát bất chợt nhớ về mối tình đã xa. Anh nhớ về người tình cũ nay đã không còn bên cạnh, nhớ bờ môi nồng ấm, nhớ đôi bàn tay với làn da rám nắng mà anh từng nắm chặt.

“I see your lips
The summer kisses
The sunburned hands
I used to hold”.

Câu hát “The summer kisses” là một hình ảnh ẩn dụ thú vị. Nhân vật ví nụ hôn người xưa nồng nàn và bùng cháy như “nụ hôn mùa hạ”. Nhưng đáng tiếc, tất cả chỉ còn là dĩ vãng. Bởi khi mùa thu chợt đến cũng là lúc mùa hạ đi xa mất rồi!

“Autumn Leaves”, “Les Feuilles Mortes”, Jacques Prevert, Joseph Kosma, ca khúc bất hủ, jazz standardẢnh: Transparent Language Blog

Người chuyển ngữ tiếng Anh cho Autumn Leaves không ai khác ngoài Johnny Mercer – tác giả của rất nhiều ca khúc nhạc jazz kinh điển như When A Woman Loves A Man (1938), Come Rain and Come Shine (1946), Moon River (1961), At Last (1988)… Nhạc sĩ gần như giữ nguyên tinh thần bản gốc, kể lại câu chuyện bằng phần ca từ tinh tế và khúc chiết, như người họa sĩ chỉ khẽ phảng phất vài nét họa cũng tạo ra được bức tranh đậm chất mùa thu.

Đến nửa sau, ca khúc như chìm dần vào nỗi buồn khó thể giãi bày. Người hát bắt đầu thủ thỉ như đang tâm sự với tình xưa. Anh không thể giấu được chuỗi cảm xúc tiêu cực: “từng ngày như dài đằng đẵng”, “những bài hát của mùa đông cũ”... Nhưng đó cũng là minh chứng cho thấy anh vẫn còn yêu rất nhiều, vẫn còn đau rất nhiều. Đến cuối bài, chủ thể không còn cách nào khác đành phải thốt lên như rút ruột rút gan:

“Nhưng trên tất cả
Anh nhớ nhất là em
Khi lá mùa thu rơi”...

Trở thành bất hủ với hàng loạt phiên bản thành công

Suốt thập niên 1950, Autumn Leaves liên tục được thổi sức sống mới khi hàng loạt giọng ca đình đám, đều thuộc hàng huyền thoại thể hiện như Nat King Cole, Doris Day, Bing Crosby, Frank Sinatra…

Dẫu vậy, phần lớn khán giả lẫn giới phê bình vẫn đánh giá bản gốc tiếng Pháp của nam ca sĩ Yves Montand là vượt trội hơn cả. Khi ông hát, người nghe như cảm nhận được nỗi buồn, nỗi cô liêu và không khí u ám. Tiếng kèn saxophone kéo dài từng hồi, tiếng trống khẽ vang lên chậm chậm làm nền cho giọng hát nam tính nhưng đặc quánh nỗi buồn.

“Autumn Leaves”, “Les Feuilles Mortes”, Jacques Prevert, Joseph Kosma, ca khúc bất hủ, jazz standardDanh ca Yves Montand là người góp phần làm nên thành công của bản gốc – Ảnh: RTBF

Tất cả hòa quyện với nhau biến ca khúc trở bài hát tiễn biệt mối tình đã cũ. Đó cũng là lý do Les Feuilles Mortes trở thành bản hit nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của danh ca người Italy gốc Pháp.

Bản thân huyền thoại âm nhạc Mỹ Nat King Cole cũng thu âm ca khúc với tiếng Pháp, nhưng vẫn chưa thể vượt qua cái bóng của bản gốc. Có lẽ là vì giọng của ông quá ngọt ngào và tươi sáng, trong khi giọng của Yves Montand lại u uất và đong đầy nuối tiếc.

Năm 1946, bản gốc Les Feuilles Mortes từng được dùng làm nhạc trong phim Les Portes de la nuit (Gates of the Night) – một bộ phim truyền hình buồn bã lấy bối cảnh Paris sau Thế chiến II. Nhưng đó cũng là bước đệm giúp ca khúc trở nên nổi tiếng, được biết đến nhiều hơn.

“Autumn Leaves”, “Les Feuilles Mortes”, Jacques Prevert, Joseph Kosma, ca khúc bất hủ, jazz standardHuyền thoại Nat King Cole là một trong những người thể hiện xuất sắc bản tiếng Anh – Ảnh: MPR News

Đến năm 1956, hãng Columbia Pictures lên kế hoạch sản xuất một bộ phim tên The Way We Are với sự tham gia của hai ngôi sao Joan Crawford và Cliff Robertson. Nhưng sau đó, tác phẩm được đổi tên thành Autumn Leaves vì thành công quá lớn của phiên bản tiếng Anh do Nat King Cole thể hiện, cũng được sử dụng trong phim.

Autumn Leaves còn được khán giả Việt Nam biết đến qua nhiều bản chuyển ngữ của các nhạc sĩ nổi tiếng như: Lá thu vàng (nhạc sĩ Lữ Liên), Lá úa (Y Vân), Tình như lá rụng (Phạm Duy), Lá rụng (Nguyễn Đình Toàn) hay Mùa thu lá úa (Phạm Ngọc Lân). Dù ca từ khác nhau, nhưng tất cả đều thành công khi tái hiện được không khí mùa thu buồn bã trong ca khúc gốc.

“Autumn Leaves”, “Les Feuilles Mortes”, Jacques Prevert, Joseph Kosma, ca khúc bất hủ, jazz standardẢnh: eBay

Theo nghiên cứu năm 2012 của nhạc sử học Philippe Baudoin, “bài hát đã được thu âm khoảng 1.400 lần” và xếp thứ 8 trong danh sách những giai điệu jazz được thu âm nhiều nhất lịch sử thế giới. Điều đặc biệt là, Aututmn Leaves không hề có điệp khúc. Bài hát cứ nhẹ nhàng trôi như những chiếc lá mùa thu rơi bên khung cửa sổ. Và như thế, nó cũng nhẹ nhàng đi vào lòng người nghe mỗi độ thu về.

>> Xem thêm: Autumn in Seattle - Mùa thu ở Seattle


ADVERTISEMENT