share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

The Art Corner Vén màn sự thật đằng sau việc bạn luôn tự so sánh mình với người khác


ADVERTISEMENT

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần tự so sánh mình với người khác, tự lấy người khác ra làm tấm gương để soi lại chính bản thân mình. Nhưng liệu đó có phải là một hành động tốt? Và tại sao nhiều người lại luôn không ngừng tự đặt bản thân mình bên cạnh kẻ khác để so sánh xem ai hơn ai kém?

Trọng tâm của vấn đề này nằm ở sự sợ hãi và bất an ẩn trong mỗi chúng ta. Khi bạn bắt đầu so sánh bản thân với người khác đó là lúc bạn đã nhận ra một số khuyết điểm của chính mình. Bạn sợ rằng khi người khác biết đến những khuyết điểm đó, biết rõ về con người bạn thì họ sẽ không còn hứng thú, yêu thích hay thậm chí là ghét bỏ mình. Khi một người nhận thức được những thiếu sót của mình, họ lại thường quá tập trung vào điều thiếu sót đó mà lại không hề nhận ra những giá trị ẩn đằng sau những khiếm khuyết kia. 

Tự so sánh bản thân mình với người khác sẽ dẫn đến hai luồng suy nghĩ khác nhau, có người sẽ bắt đầu cảm thấy tự ti, mặc cảm, chán nản vì sợ hãi và bất an, nhưng ngược lại có người lại dùng sự so sánh đó để làm đòn bẩy, thức tỉnh và thúc đẩy bản thân nỗ lực cải thiện mình hơn nữa. Nhưng dù là luồng suy nghĩ nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên dừng việc tự so sánh bản thân với người khác vì những lý do sau đây.

Tự so sánh bản thân mình với người khác liệu có phải là một hành động tốt? (Ảnh: Shutterstock)

So sánh bản thân dẫn đến sự sợ hãi và bất an

Rõ ràng đây chính là mặt tiêu cực của việc tự so sánh bản thân, hay nói một cách khác, bạn đang “thèm muốn” những gì thuộc về người khác. Chúng ta cảm thấy tức giận, bực bội khi ai đó có chiếc xe đắt tiền hơn, ai đó tài giỏi hơn hay xinh đẹp hơn mình. Những suy nghĩ cho rằng bản thân mình xứng đáng nhận được nhiều thứ tốt đẹp hơn có thể khiến bạn luôn trong trạng thái sợ hãi, lo lắng, bất an vì sợ rằng chúng ta sẽ không đạt được điều đó.

Và khi nhìn thấy ai đó vượt trội hơn mình, cảm giác đầu tiên là cảm thấy ghét bỏ. Thông thường sự ghét bỏ này sẽ khiến bản thân tự đưa ra lời giải thích tại sao người đó không xứng đáng với những gì họ đang có. Và tiếp theo, khi sự ghét bỏ đó lên đỉnh điểm sẽ chuyển thành một cơn giận. Bạn cảm thấy tức tối và không bằng lòng khi người khác có được thứ mà bạn không thể có. Và thế là chúng ta lại sống trong sự sợ hãi, bất an, luôn cảm thấy tuyệt vọng và không vui vì tự cho rằng bản thân dù có nỗ lực thế nào cũng không thể đạt được những thành tựu như người khác.

Khi đã quá nhấn chìm bản thân vào sự tuyệt vọng như vậy, ngày qua ngày bạn chỉ làm việc “tối thiểu” để tồn tại. Ví dụ như nghĩ rằng chúng ta không bao giờ được thăng chức thì tại sao phải nỗ lực làm việc; không bao giờ có một cuộc sống gia đình ấm êm thì tại sao phải cố gắng đi tìm một nửa còn lại? Khi tự đặt cho mình cốt lõi cuộc sống là sự bất lực và tuyệt vọng thì bạn sẽ không bao giờ có thể có được hạnh phúc. 

Đây chính một minh chứng tại sao bạn nên ngừng so sánh bản thân mình với người khác. Cuộc sống của bạn sẽ thật lãng phí và chúng ta còn có thể bị sa lầy trong cái “cạm bẫy” này suốt đời nếu như không tự giải thoát cho bản thân, dần dần để sự tiêu cực đó ăn mòn tâm hồn mình. Hãy nhớ rằng, ai cũng có một giá trị riêng, một niềm đam mê riêng, đừng để những giá trị đó chết từ từ chỉ vì sự ngu ngốc tự so sánh mình với người khác.

So sánh bản thân mình với người khác sẽ khiến ta sống trong sự sợ hãi và bất an (Ảnh: Shutterstock)

So sánh bản thân với mong muốn cải thiện chính mình

Tự so sánh bản thân với một người tài giỏi hơn mình sẽ là một nguồn cảm hứng tích cực để thay đổi bản thân. Ví dụ như khi xem một số chương trình sống còn, bạn nhìn thấy nhiều thí sinh tham gia cũng chỉ là những người bình thường như mình, nhưng họ biết nỗ lực, họ có ước mơ và họ đang chinh phục ước mơ đó. Chắc chắn bạn sẽ tự nhìn lại bản thân và tự đặt câu hỏi, tại sao họ làm được còn mình thì không? Hay đơn giản là khi bạn cùng lớp của bạn được nhận học bổng, liệu bạn có bao giờ tự hỏi tại sao cùng học một lớp, cùng một chương trình đào tạo mà người kia được nhận, còn bạn thì không? Phải chăng nguyên nhân là do mình còn khiếm khuyết điều gì?

Chính nhờ việc lấy bản thân soi với người khác, bạn sẽ nhận ra được những điểm thiếu sót của mình. Điều này sẽ giữ cho bản thân bạn trở nên khiêm tốn hơn, biết nhìn nhận đâu là điểm mấu chốt để thay đổi bản thân. Tuy nhiên, nếu so sánh bản thân với một người nào đó quá tài giỏi, siêu sao, bạn chợt nhận ra những khiếm khuyết hay hình mẫu lý tưởng mà mình cần đạt được lại quá mơ hồ. Đến lúc đó, bạn sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc băn khoăn, đôi khi là lạc bước trên con đường mà mình đang hướng tới. Khi bạn biết so sánh mình với người khác để cải thiện hơn thì tức là bạn đã chọn con đường không bao giờ hài lòng với chính mình, bạn phải luôn đặt niềm tin rằng “tôi của ngày mai nhất định sẽ tốt hơn, hoàn hảo hơn tôi của hôm nay”.

So sánh bản thân với người khác để làm động lực cải thiện chính mình (Ảnh: Shutterstock)

Nói tóm lại, tự so sánh mình với người khác sẽ mang đến cho ta những tiêu cực, hoặc tích cực tùy thuộc vào suy nghĩ và hành động của mỗi người. Tuy nhiên đừng quá lún sâu vào những “tấm gương” mà mình đang soi, một khi bạn đã hiểu được những mặt trái của việc so sánh, bạn sẽ có thể chọn được đâu là con đường đúng đắn mà bản thân nên tiến bước.

Lược dịch từ: everydaypower


ADVERTISEMENT