share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

W Coffee Talk Hoạ sĩ Nguyễn Thanh Vũ, "Kỳ ẩn Việt Nam" và mong muốn làm sống lại những điều đã cũ


ADVERTISEMENT

Qua bộ tranh được trưng bày tại triển lãm "Kỳ ẩn Việt Nam", diễn ra tại Thư Các - Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, vẻ đẹp của các công trình kiến trúc cổ hiện lên một cách sống động và đầy màu sắc dưới bàn tay của hoạ sĩ Nguyễn Thanh Vũ - một kiến trúc sư có niềm đam mê lớn với hội hoạ và được biết đến nhiều hơn với danh xưng hoạ sĩ. 

Bộ sưu tập "Kỳ ẩn Việt Nam" của anh giới thiệu những kiến trúc cổ ở khắp Việt Nam. Có những công trình vẫn còn hiện diện ở đó, số khác từ lâu đã ẩn mình, những gì còn lại chỉ là nền móng và dĩ vãng trong sách vở. Triển lãm như một cơ hội để làm sống lại những điều tưởng như đã cũ, những di tích tưởng như đã bị lu mờ. Con người ta sống để chứng kiến cuộc đời, còn kiến trúc sống để chứng kiến chúng ta, sinh ra, lớn lên và trưởng thành theo năm tháng.

Nhân dịp triển lãm "Kỳ ẩn Việt Nam" đang diễn ra tại Hà Nội, WOWWEEKEND đã có cơ hội được lắng nghe những chia sẻ của anh chàng hoạ sĩ trẻ về cảm hứng, quá trình thực hiện bộ tranh cũng như niềm đam mê nghệ thuật, văn hoá và các giá trị lịch sử nước nhà. 

Nguyễn Thanh Vũ, kỳ ẩn việt nam, triển lãm, hoạ sĩ

Vì sao anh lại có niềm yêu thích đặc biệt đối với tranh sơn dầu?

Đối với mình, bản thân tranh sơn dầu đã là một loại nghệ thuật. Là một kiến trúc sư nhưng mình lại có niềm đam mê vẽ tranh. Thời gian đầu khi mình tiếp xúc với hội hoạ, mình vẫn chưa biết đến chất liệu sơn dầu nhiều mà chỉ sử dụng chất liệu arcylic. Khi chuyển sang sơn dầu, mình nhận thấy mình có nhiều cảm xúc đặc biệt với chất liệu này. Sơn dầu mang đến độ bền về thời gian cho bức tranh. Mình có thể dùng sơn dầu để vẽ tất cả các loại hình và đường nét mà mình mong muốn, đồng thời vẫn lột tả được sự cứng cáp như chất liệu thạch cao.

Một chút thông tin về trường phái mà anh đang theo đuổi?

Trường phái mình đang theo đuổi là hậu ấn tượng - một phiên bản của trường phái ấn tượng. Trường phái hậu ấn tượng của mình không đặc tả chi tiết như những trường phái cổ điển, mà nó đi sâu vào cảm xúc và ý nghĩ. Chính vì yêu cầu về cảm xúc và chiều sâu nên nó đòi hỏi khá nhiều kỹ năng để có thể lột tả được cảm xúc và ý nghĩ của người hoạ sĩ thông qua bức tranh.

Được biết, trước đó triển lãm "Kỳ ẩn Việt Nam" đã được tổ chức ở TP. HCM vào tháng 3/2022. Cơ duyên nào đã mang anh đến với Hà Nội và vì sao anh lại chọn Văn Miếu - Quốc Tử Giám làm địa điểm trưng bày triển lãm?

Nguyễn Thanh Vũ, kỳ ẩn việt nam, triển lãm, hoạ sĩ

Trước đó, trong quá trình làm truyền thông cho triển lãm ở TP. HCM, mình đã nhận được lời mời cộng tác ở Văn Miếu. Đây vừa là một vinh dự vừa là cơ hội đối với mình. Mình nghĩ Văn Miếu Quốc - Tử Giám chính là "nền tảng" tốt nhất để mình giới thiệu các tác phẩm. Văn Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của Hà Nội, là nơi đảm bảo được chất lượng về mặt văn hoá lẫn số lượng về mặt khách du lịch đến tham quan, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Mình thực hiện bộ tranh với mong muốn giới thiệu các giá trị văn hoá, lịch sử và các công trình kiến trúc cổ đến các thế hệ người Việt, đồng thời để công chúng quốc tế biết đến các di sản, công trình độc đáo, đậm tính văn hoá của Việt Nam.

Quá trình thực hiện bộ tranh mất bao lâu? Anh có gặp phải khó khăn gì trong quá trình thực hiện không?

Nguyễn Thanh Vũ, kỳ ẩn việt nam, triển lãm, hoạ sĩ

Mình bắt đầu thực hiện bộ sưu tập từ tháng 6/2021 - cũng là khoảng thời gian tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng. Khó khăn lớn nhất đối với mình thời điểm đó chính là mình không thể đi được đến hầu hết các công trình trong bộ sưu tập. Mong muốn của mình khi thực hiện bộ sưu tập là đến tận nơi để vẽ lại các công trình. Các tác phẩm có kích thước nhỏ thì mình có thể vẽ tại chỗ, các tác phẩm có kích thước lớn thì mình sẽ chụp hình lại và vẽ theo hình chụp. Điều đáng tiếc là có những công trình mình chỉ có thể vẽ lại qua hình ảnh và những câu chuyện mà mình được kể hoặc tự tìm hiểu. 

Ngoài ra, khi thực hiện bộ sưu tập, mình phải tìm kiếm tư liệu, tìm hiểu những câu chuyện về các công trình, và chọn lọc ra những câu chuyện đủ sâu sắc. Đây là một thử thách không nhỏ, vì Việt Nam chúng ta có rất nhiều di sản, di tích đậm chất văn hoá. Ví dụ, khi đến Hà Nội, có rất nhiều công trình mình yêu thích và muốn vẽ lại. Nhưng mình phải cân nhắc, xem xét câu chuyện đằng sau có đủ mạnh mẽ để tác động đến người xem hay không. Sau cùng, mình quyết định số lượng tác phẩm trong bộ sưu tập là 20. Trong đó, có 4 tác phẩm là công trình ở Hà Nội. 

Một vài công trình trong bộ sưu tập này đã không còn nữa. Quá trình nghiên cứu những công trình này diễn ra như thế nào?

Nguyễn Thanh Vũ, kỳ ẩn việt nam, triển lãm, hoạ sĩ

Mình tự tìm thông tin, nghiên cứu những công trình này, song song đó là tìm hiểu qua người dân địa phương cũng như các chuyên gia. Thật sự đây cũng là một cái duyên. Bởi khi còn học ở Đại học Kiến trúc, mình đã thực hiện nghiên cứu về các kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của người Hoa ở TP. HCM, cũng hiểu sâu thêm các kiến trúc bản địa của khu vực. Công trình nghiên cứu đó chính là "bàn đạp" đầu tiên, cũng là thứ khiến mình có hứng thú với các công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam. Có thể nói, công trình nghiên cứu khoa học khi đó chính là tài liệu sơ khai cho bộ sưu tập lần này. Ví dụ, khi mình thực hiện di tích kiến trúc Lưu Cừ ở Trà Vinh, hầu như mình không có một hình ảnh nào về công trình này. Hình ảnh mình có được cũng chỉ là nền móng. Vì vậy, mình phải đi tìm hiểu nhiều câu chuyện về nó, từ lịch sử, dã sử, từ đó hiểu hơn về kiến trúc tôn giáo Bà La Môn, hay nguồn gốc của cái tên Lưu Cừ…

Sau triển lãm lần này, anh có dự định hay kế hoạch nào cho tương lai chưa? Một triển lãm khác chẳng hạn?

Trước khi thực hiện triển lãm ở TP. HCM, mình nhận được lời mời cộng tác ở Hà Nội. Và trong lúc triển lãm đang diễn ra ở Hà Nội, mình lại nhận được lời mời tổ chức ở Huế và Đà Lạt. Đáng tiếc là mình cũng cần nghỉ ngơi *cười*. Vì thế mình cũng đang cân nhắc để đáp lại lời mời cho hai triển lãm tiếp theo tại Huế và Đà Lạt.

Bộ sưu tập tiếp theo của mình mang tên "Phật ngự tứ linh". Nếu không có gì thay đổi, bộ sưu tập sẽ được ra mắt ở TP. HCM và Hà Nội vào mùa thu 2023. Mình rất yêu thích đề tài văn hoá Việt Nam nên mình dự định mỗi năm sẽ ra mắt một bộ sưu tập khai thác chủ đề này.

Triển lãm "Kỳ ẩn Việt Nam" mở cửa từ 8:00 sáng đến 4:30 chiều từ ngày 21/05/2022 đến hết ngày 30/05/2022 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội


ADVERTISEMENT