share-arrow show-more-arrow watch101-hotspot instagram nav dropdown-arrow full-article-view read-more-arrow close email facebook w image-centric-view newletter-icon pinterest search thumbnail-view twitter view-image wondersauce
TEXT VIEW Article views bubble
IMAGE VIEW Article views bubble

Khám phá 12 lễ hội đặc sắc đầu năm ở Bắc Bộ


ADVERTISEMENT

1. Rước Pháo 

Lễ hội Rước Pháo Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) diễn ra vào ngày mùng 4 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm được coi là mở màn cho mùa lễ hội sôi động và đầy màu sắc ở khu vực Bắc Bộ. Xưa kia, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ, tái hiện ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành Hoàng làng xuất quân đánh giặc. Cùng với đó là lễ rước hai trái pháo bằng gỗ dài khoảng 6m được chạm trổ Long Lân Quy Phụng đi dọc đường làng từ nhà trưởng đám tới Đình Làng bởi 60 người đàn ông trên 35 tuổi. Sau năm 1994 với lệnh cấm đốt pháo, người dân làng thay cách đốt pháo mừng bằng những tràng pháo tay giòn giã với khẩu hiệu của một người hò bắt nhịp: “Cho quan Đám một tràng pháo tay đi nào”.

2. Gò Đống Đa

Được diễn ra tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội vào ngày mùng 5 Tết hàng năm. Đây là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội Gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống và trở thành quốc lễ. Chùa Đồng Quang gần gò Đống Đa là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, các nghĩa sĩ đã vì dân, vì nước. 

 3. Chùa Hương

Hàng năm cứ mỗi độ Xuân về. Đúng mùng 6 tháng Giêng, hàng triệu Phật tử cùng du khách khắp thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trên dòng suối Yến, hàng nghìn chiếc thuyền của người dân địa phương đưa du khách thong dong, vãn cảnh dọc hai bên bờ, xuôi dòng nước tạo nên một khung cảnh hữu tình. Theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì núi Hương Sơn là nơi tu trì và trác tích của Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hóa và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là Dấu vết thơm tho.

4. Cổ Loa 

Giống như lễ chùa Hương và Gò Đống Đa. Lễ hội Cổ Loa khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Lễ hội diễn tại đền thờ An Dương Vương (xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công lao của Vua An Dương Vương, là người sáng lập ra nhà nước Âu Lạc - nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam và là vị Vua có công xây dựng thành Cổ Loa. Lễ hội Cổ Loa diễn ra chủ yếu gồm phần lễ rước, tế lễ, bên cạnh đó với những trò chơi dân gian như đấu vật, đánh đu, chọi gà, đánh cờ người,...

5. Lấy Đỏ

Lễ hội truyền thống của làng An Định (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) kéo dài từ ngày mùng 7 Tết đến ngày 11 tháng Giêng. Vào 21 giờ ngày cuối cùng của lễ hội, Ban tổ chức mang toàn bộ vàng hương ra làm lễ trước Thành Hoàng làng sau đó tổ chức tại sân đình. Hàng trăm người dân trong làng bất kể già trẻ, gái trai đổ ra sân đình xin lửa từ khối vàng mã đang cháy, rồi mang về nhà với hy vọng cả gia đình sẽ có lộc trong năm mới.

6. Tịch Điền

Diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng. Lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, trở thành nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Hội có lịch sử diễn ra từ thế kỷ thứ 10 trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền cho đến năm 2009. Lễ chính diễn ra với phần tế trời đất, một lão nông có uy tín trong làng được chọn, đeo mặt nạ mặc long bào giả Vua đi cày để diễn lại tích xưa. Trong phần lễ hội, người dân sơn vẽ những ông trâu trong làng bằng những sắc màu, họa tiết truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa nông thôn Bắc Bộ, trong đó có cả tranh Đông Hồ.

7. Yên Tử

Lễ hội Đền Sái (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) diễn ra vào ngày 11 tháng Giêng (Âm lịch) với nhiều trò chơi vui nhộn, để tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa. Đặc sắc nhất tại đây là lễ rước vua và chúa “giả” từ Đình làng ra Đền Sái và ngược lại. Hai lão ông khỏe mạnh, gia đình yên ấm con cái đuề huề được lựa chọn để diễn xướng, đóng giả Vua và Chúa trong lễ hội. Sôi động nhất là hành trình rước Vua ngược xuôi, kiệu Chúa liên tục vung kiếm để 15 thanh niên trai tráng rước kiệu chạy ngược xuôi, nghiêng ngả, khuấy đảo giống như cảnh xuất quân đánh giặc xưa - tạo thêm màu sắc sôi động cho cuộc rước. 

8. Rước Vua Sống

Lễ hội Đền Sái (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) diễn ra vào ngày 11 tháng Giêng (Âm lịch) với nhiều trò chơi vui nhộn, để tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa. Đặc sắc nhất tại đây là lễ rước Vua và Chúa “giả” từ Đình Làng ra Đền Sái và ngược lại. Hai lão ông khỏe mạnh, gia đình yên ấm con cái đuề huề được lựa chọn để diễn xướng, đóng giả Vua và Chúa trong lễ hội. Sôi động nhất là hành trình rước Vua ngược xuôi, kiệu Chúa liên tục vung kiếm để 15 thanh niên trai tráng rước kiệu chạy ngược xuôi, nghiêng ngả, khuấy đảo giống như cảnh xuất quân đánh giặc xưa - tạo thêm màu sắc sôi động cho cuộc rước. 

9. Lễ Hội Cướp Phếch Hiền Quan

Lễ hội Phết Hiền Quan (Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ) hàng năm được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng (Âm lịch) để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh mẫu Đại vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước. “Đánh Phết” là hình thức trò chơi dân gian diễn xướng lại cảnh rèn quân luyện võ theo tích xưa của nữ tướng Thiều Hoa được người dân làng truyền lại. Đánh Phết cũng là phần chính trong lễ hội. Người dân (trong đó chủ yếu là thanh niên trong làng và các địa phương lân cận) sẽ tranh cướp 6 quả Phết và 3 quả Chúi ngoài bãi bồi ven sông hoặc trên cánh đồng được làng chọn. Quả Phết có đường kính khoảng 6-7 cm, còn quả Chúi có đường kinh nhỏ hơn, khoảng 4-5 cm đều được sơn đỏ. Người dân quan niệm, ai cướp được Phết sẽ gặp may mắn cả năm. Sau nhiều năm tổ chức, hội Phết Hiền Quan được gắn với cái tên hội Cướp Phết vì xảy ra tình trạng nhiều nhóm thanh niên tranh giành có phần bạo lực. Mỗi năm, số du khách thập phương đổ về theo dõi lễ hội lại đông hơn gấp nhiều lần tới hàng chục nghìn người. Đầu năm 2019, phần hội (Đánh Phết) tại lễ hội Hiền Quan đã bị Bộ VHTTDL yêu cầu tạm dừng do chính quyền địa phương không thể đảm bảo công tác tổ chức quản lý. Với những người yêu lễ hội dân gian, đây được coi là lễ hội sôi động và đáng xem nhất trong năm tại các tỉnh phía Bắc.

10. Thổ Hà 

Lễ hội Thổ Hà (thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) có từ năm 1685, nhưng mãi tới năm 1992 dân làng mới phục dựng lại và duy trì cho tới ngày nay. Hội làng Thổ Hà được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 20 đến ngày 22 tháng Giêng. Nhằm tôn vinh, tưởng nhớ ông Đào Trí Tiến - người được xem là ông tổ nghề gốm của làng, năm nào làng cũng tổ chức nhưng 2 năm mới rước lớn một lần. Điểm đặc sắc nhất của lễ hội là việc người dân làng tự hóa trang thành các nhân vật trong tích xưa như ba ông Tam đa: Phúc - Lộc - Thọ, Tiên đồng ngọc nữ, Đại tướng quân, tùy tùng,... vô cùng đẹp và trang nghiêm. Lễ hội như một vở diễn tuồng cổ lớn diễu quanh làng được hàng nghìn người dân địa phương và khắp nơi đổ về thưởng lãm.

11. Cự Khối

Lễ hội vật cầu bùn làng Vân (nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) diễn ra từ ngày 12 đến 14/ 4 âm lịch, từ 2 đến 4 năm mới được tổ chức một lần, tại đền Chùa Vân. Phần hội đặc sắc với trò chơi vật cầu bùn đã có nguồn gốc hàng trăm năm nay, diễn lại truyền thuyết về Đức Thánh Tam Giang trong sử xưa khi Lý Bôn (Lý Bí) đánh đuổi quân Lương thế kỷ 4-5, và chỉ mới được phục dựng từ năm 2002. Sân cầu rộng 200m vuông được đổ đầy bùn hoà lỏng bởi nước sông Đuống do phụ nữ trong làng gánh về. Hai đầu sân có hai hố bùn sâu (giống như khung thành trong bóng đá, rộng 80cm, sâu 50cm) để 16 đô sĩ là đàn ông trai tráng trong làng, cởi trần đóng khố ( được gọi là quan cầu) chia làm hai đội tranh giành hòng đẩy được trái cầu gỗ (được đẽo bằng lim, đường kính khoảng 40cm, nặng 20kg) xuống hố bùn đối phương. Mỗi lần đưa được trái cầu gỗ vào hố bùn đối phương được tính là 1 Cầu cho đội ghi điểm. Cuộc chơi kéo dài nhiều giờ từ quá trưa cho tới chiều tối, đội giành chiến thắng là đội giành được nhiều Cầu nhất.

12. Vật Cầu Bùn 


Lễ hội Vật Cầu Bùn làng Vân (nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 4 (Âm lịch), từ 2 đến 4 năm mới được tổ chức một lần, tại đền Chùa Vân. Phần hội đặc sắc với trò chơi vật cầu bùn đã có nguồn gốc hàng trăm năm nay, diễn lại truyền thuyết về Đức Thánh Tam Giang trong sử xưa khi Lý Bôn (Lý Bí) đánh đuổi quân Lương thế kỷ 4-5, và chỉ mới được phục dựng từ năm 2002. Sân cầu rộng 200m2 được đổ đầy bùn hoà lỏng bởi nước sông Đuống do phụ nữ trong làng gánh về. Hai đầu sân có hai hố bùn sâu (giống như khung thành trong bóng đá, rộng 80cm, sâu 50cm) để 16 đô sĩ là đàn ông trai tráng trong làng, cởi trần đóng khố (được gọi là quan cầu) chia làm hai đội tranh giành hòng đẩy được trái cầu gỗ (được đẽo bằng lim, đường kính khoảng 40cm, nặng 20kg) xuống hố bùn đối phương. Mỗi lần đưa được trái cầu gỗ vào hố bùn đối phương được tính là 1 Cầu cho đội ghi điểm. Cuộc chơi kéo dài nhiều giờ từ quá trưa cho tới chiều tối, đội giành chiến thắng là đội giành được nhiều Cầu nhất.


 


ADVERTISEMENT